/tmp/eoowg.jpg
Bạn đang gặp khó khi làm Mở bài tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!
Nội dung bài viết
Ngày 19-8-1945, lực lượng cách mạng và nhân dân Hà Nội đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 26-8 -1945, từ chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo của Đảng đã về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Với lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước Việt Nam non trẻ mà còn đanh thép lên án tội ác, sự bất nhân, phi lí của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, Người còn khéo léo dùng“gậy ông để đập lưng ông”, dùng chính những chân lí sáng ngời trong tuyên ngôn Nhân quyền, dân quyền mà cha ông chúng gây dựng để bóc trần những hành động bất nhân, đi ngược với đạo lí của chúng. Cũng trong bản Tuyên ngôn, Bác đã khẳng định, con người Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nền độc lập, dùng chính sức mạnh chính nghĩa và đoàn kết để chống lại những âm mưu xâm lược thâm độc của kẻ thù.
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đó là kỉ nguyên tự do không còn xiềng xích phong kiến, kỉ nguyên đánh dấu niềm tin và ý chí tự chủ mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Trong không khí chiến thắng, ngày 26/8/1945, tại số 48 Hàng Ngang, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng soạn thảo Tuyên ngôn độc lập để rồi ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng triệu con người Việt Nam, Bác đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa. Tuyên ngôn độc lập là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả tất yếu của mọi cố gắng, nỗ lực của toàn quân, toàn dân, toàn thể dân tộc con người Việt Nam anh hùng.
Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.
>> Kết bài tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.
Ngày hôm ấy, thủ đô Hà Nội rực đỏ màu cờ, ngày hôm ấy, quảng trường Ba Đình náo nức trong tiếng ca vui tươi của ngày độc lập. Đã 74 năm trôi qua kể từ ngày Bác đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” kí ức và giá trị lịch sử của ngày lễ Độc lập đầu tiên thì vẫn vẹn nguyên. Thế hệ ngày hôm nay, dù không được sống trong không khí thiêng liêng liêng của gần ba thế kỉ trước, vẫn không khỏi tự hào mà nghiêng mình kính cẩn trước một y đại hào hùng đã qua khi đọc đến “ Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có ai còn nhớ những đêm chiều Hà Nội, tiếng ve râm ran trên đường Trần Phú, bóng chị lao công giờ vẫn như ngày cũ, Hàng Đào, Hàng Ngang phố vẫn tấp nập đông. Khung cảnh vẫn thân thuộc như xưa, bất chợt, đưa ta về những kí ức của một ngày phố vắng, Bác Hồ ngồi soạn thảo bản: “Tuyên ngôn độc lập“ đầu tiên – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày hôm ấy, hòa trong không khí vui tươi như ngày hội, nền độc lập của đất nước một lần nữa được khẳng định chắc nịch, đanh thép, kiên quyết và ngoan cường.
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác phẩm này cũng , thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản Tuyên Ngôn Độc Lập là lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy.
Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa nghĩa chính trị, lịch sử sâu sắc khi đã khẳng định nền độc lập, tuyên bố với toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới mà còn là áng văn chính luận mẫu mực kết tinh tài năng, trí tuệ và tầm nhìn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn kiện này cũng đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật văn chính luận trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại.
Dòng máu lạc hồng qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vẫn tuôn trào trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam. Một dân tộc mang trong mình dòng máu anh hùng quyết chiến sinh tử với bè lũ cướp nước,quyết diệt tận vong lũ bè bán nước. Hỡi ôi! Một dân tộc lừng lẫy chiến công vang dội mang tên Việt Nam.Mỗi một người dân đều là máu thịt của đất nước,họ xứng đáng được hưởng quyền tự do,bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Bản “ Tuyên ngôn độc lập “ của Hồ Chí Minh không chỉ là bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù xâm lược mà còn chính là một lời khẳng định chắc chắn về quyền tự do,tự chủ của dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc, có hơn một lần lời tuyên ngôn khẳng định chủ quyền, nền độc lập của dân tộc Việt Nam được vang lên, đó là “Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” trong bài thơ thần “Nam Quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt; đến “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đến ngày 2/9/1945, lời tuyên ngôn về độc lập ấy lại một lần nữa vang vọng khắp núi sông qua văn kiện “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đầu tiên lời tuyên ngôn được tuyên bố trước hàng triệu đồng bào, trước bạn bè quốc tế Thế giới về một nền độc lập vững chắc được đấu tranh, bảo vệ bởi bao quyết tâm, hi sinh xương máu của con người Việt Nam. Bản tuyên ngôn còn đưa ra những lập luận đanh thép khi lên án tội ác của kẻ thù, hùng hồn, mạnh mẽ khi khẳng định sức mạnh, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của con người Việt Nam.
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước VNDCCH. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.
Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
>> Tham khảo: Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
…/…
Trên đây là một số bài văn mẫu Mở bài tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!