/tmp/oxhxb.jpg
Tham khảo Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến, qua đó nắm được các cách mở bài hay, phương pháp mở bài độc đáo, tạo ấn tượng với người đọc ngay từ khi mở đầu bài văn. Cùng tham khảo nhé
Nội dung bài viết
Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây tiến của ông.
Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chiến tranh đã đi xa nhưng mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể nào quên được bao kí ức về những năm tháng gian lao mà đẹp đẽ của dân tộc. Trang sử vàng của đất nước có lẽ được bắt đầu từ đôi tay của những người lính. Họ có thể là những người nông dân, những trí thức, những người có địa vị trong xã hội…. Những con người khác nhau với cuộc sống khác nhau, nhưng khi xảy ra chiến tranh, họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi con tim, gác lại toàn bộ công việc để lên đường đi cứu nước. Hình ảnh người lính có lẽ được khắc họa đẹp nhất, chân thực nhất qua bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.
…/…
Trên đây là một số bài văn mẫu Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!