/tmp/lohjp.jpg
Thành quả của một sản phẩm thu về luôn nằm ở chính cái tâm của người thực hiện nó. Hãy thử tưởng tượng khi bạn vẽ một bức tranh, nếu không có sự đầu tư về ý tưởng, sự chăm chút, tỉ mỉ trong từng nét vẽ mà thay vào đó là sự qua loa, cẩu thả cho xong thì kết quả sẽ không thể được đánh giá cao. Tương tự với một bài làm văn cũng vậy, cái quan trọng chính là đủ cảm xúc, đặt tình cảm của mình, sống cùng với bài văn và không quên rằng việc tạo nên một điểm độc đáo ở phần mở đầu sẽ là sức hút vô hình nâng tầm bài văn của bạn, cũng là điểm nhấn khi nhắc đến bạn. Mở bài thì sẽ có hai cách viết cơ bản, một là mở bài trực tiếp, hai là gián tiếp, hướng đi nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó nhưng cái chính là nó phù hợp với bạn và sự phá cách của bạn luôn rất cần thiết. Vì thế mà Gs Nguyễn Đăng Mạnh từng viết: “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
Nội dung bài viết
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát Tình”
Một lời nhận xét có thể nói là chân thành, đi thẳng về thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Hoàng Trung Thông quả thật không sai, ngắn gọn mà rõ ràng, chân thực. Nói đến Hồ Chí Minh người ta không chỉ biết Bác là một người nghệ sĩ chân chính, mà còn có một trái tim rộng lớn dành hết cho đất nước, tài ba, xuất trúng để là một nhà lãnh đạo,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác luôn khiêm tốn, ban đầu Người không nhận mình là một nhà thơ hay nhà văn “ngâm thơ ta vốn không ham” mà chỉ vì yêu thơ ca, văn chương mà “tức cảnh sinh tình” nhưng với số lượng tác phẩm làm giàu tâm hồn bạn đọc, đóng góp cho nền văn học Việt Nam thì có thể thấy được cả một đời bôn ba đáp lại Người là sự tự do, an lạc của nước nhà thì bước chân đến với văn học cũng không từ chôí Người, để thấy Người có giá trị cao thế nào, và nó chưa bao giờ tách khỏi sự nghiệp cách mạng. Chiều tối có thể nói là một cái tên ấn tượng trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác. Thơ ca của Bác sẽ không phải là câu từ xa xôi, mộng ảo mà luôn là những gì thật nhất của cuộc đời, con người nên bài thơ được nhân vật trữ tình bộc bạch tâm tư, nỗi lòng, úp mở, ẩn chứa phía sau bức tranh thiên nhiên buồn mà đẹp.
“Nhật ký trong tù” chưa bao giờ ngơi đi sức cuốn hút đối với độc giả, nó không chỉ nằm ở nội dung nhiều tầng nghĩa sâu rộng mà còn ở chất thơ trữ tình và lãng mạn được kết hợp rất hòa quyện, thông minh vừa hay vừa gần mà vừa lạ. Trong đó bài thơ “Chiều tối” chính là một điểm nhấn toát lên vẻ đẹp trong phong cách riêng của Bác mà Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. Có thể cái tên là chiều tối, nhân vật trữ tình là một người tù được khắc họa thông qua bức tranh thiên nhiên nhưng sâu trong đó là rực rỡ ngọn lửa của lẽ sống đẹp, “thân thể trong lao, tinh thần ngoài lao” luôn đạp lên nỗi sợ hãi, sự khắc nghiệt của hoàn cảnh mà sống, một tinh thần thép, cái đầu lạnh hiện lên trong Bác – người chiến sĩ Cách Mạng vĩ đại.
“Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật” (Bêlinxki). Chủ đề của văn chương không giới hạn trong một khuôn khổ nào, các thi nhân, thi sĩ sẽ tự tìm cảm hứng cho đứa con tinh thần của mình, có thể là họ cùng cày bừa trên một mảnh đất nhưng mỗi người luôn làm người cảm nhận thơ ngạc nhiên, tò mò ở tác phẩm vì những cách rẽ hướng rất khác nhau của các thi sĩ khi cùng trên một mảnh đất khai thác, phong cách nhà văn sẽ hình thành từ đó. Văn học luôn là lăng kính phản chiếu của đời sống con người, nó là những gì nhân văn, có tính thẩm mỹ, giáo dục, có thể là ca ngợi cái đẹp nhưng cũng sẵn sàng lên án cái xấu xa, kê gọi, thức tỉnh hay xoa dịu, đồng điệu tâm hồn… Nói đến đây thì Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, một thi nhân vẹn toàn, thơ của Bác luôn có sự phản ánh rõ nét, cụ thể về tâm hồn, tư cách chủ thể của con người rất cao đẹp, giàu sức gợi lại pha giữa cổ điển và hiện đại làm nên chất thơ của riêng Người. Trong đó “Chiều tối”, một bức tranh thiên nhiên hiện lên như một lớp vỏ bao bọc để ẩn sâu bên trong là tâm hồn khao khát sống, suy tư, triết lí về cuộc đời của Bác.
“Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu nằm trong tập “Nhật ký trong tù” đã ghi dấu sự nghiệp văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh vào những tháng ngày Bác là một người tù, những điều liên quan đến nhà lao luôn là cái xấu, tối tăm, lạnh lẽo, u uất nhưng đọc sâu vào từng vần thơ của Người lấp lánh tia sáng của niềm tin, hy vọng của một tâm hồn vươn lên, khát khao tìm lấy sự sống, vươn dến tương lai. Bài thơ là một sáng tác ngẫu hứng trong lần Bác bị giải từ lao Tĩnh Tây đến lao Thiên Bảo, đi sâu vào phân tích bài thơ sẽ thấy được một tâm hồn lãng mạn, một tinh thần thép rất đáng ngợi ca của Người.