/tmp/irhgh.jpg
Tuyển tập Mẹ và quả đọc hiểu hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Mẹ và quả đọc hiểu chi tiết nhất.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu hỏi:
– Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
– Nêu nội dung chính của bài thơ?( trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
– Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ:
“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?”
– Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”
Lời giải:
– Phương thức biểu cảm.
– Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.
– Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
– Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
– Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
– Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi nhọc nhằn, kết tụ những vất vả hi sinh của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ âm thầm trong vất vả nhọc nhằn của mẹ để vun xới những mùa quả tốt tươi.
Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Nguyễn Khoa Điềm
Câu a. Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?
Câu b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ sau:
“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”
Câu c. Ở khổ thơ thứ 2, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ?
Lời giải:
Câu a.
– Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.
– Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12, chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của mẹ.
Câu b.
– Các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ là:
+ Hoán dụ “bàn tay mẹ mỏi”, lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.
+ Ẩn dụ so sánh “một thứ quả non xanh” – chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.
– Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ
+ Bộc lộ tâm tư sâu kín: Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ ngày mẹ mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với “vườn người” mẹ đã vun trông suốt cả cuộc đời, lòng mẹ sẽ buồn đau. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con nên giàu sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình!
Câu c.
– Khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh. Mẹ vẫn âm thầm chăm sóc, vun trồng cho những bầu, những bí như chăm sóc chính những đứa con của mẹ, dẫu gian truân không một chút phàn nàn. Nhà thơ đã có một hình ảnh so sánh độc đáo – dáng hình của bầu bí như dáng giọt mồ hôi, hay giọt mồ hôi mẹ cứ dài theo năm tháng, như những bí những bầu. Qua đó, hình ảnh mẹ hiện lên bình dị mà đẹp đẽ biết bao!
– Nhà thơ đã thấu hiểu những vất vả, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì con. Câu thơ “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên” giọng ngậm ngùi chất chứa biết bao thương cảm, thành kính, biết ơn.
Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)
Câu 1: Những thông tin sau đây về “Mẹ và quả” đúng hay sai?
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?
Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.
Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên – Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì?
A. Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ? Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn – Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi?Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơ này.
Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là:
A. Phụ chú.
B. Khởi ngữ.
C. Tình thái.
D. Gọi đáp.
Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háicó nghĩa là gì?
Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏicó nghĩa là gì?
Câu 13: Những bpháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tdụng của những biện pháp đó là gì?
Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.
Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?
Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.
Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm ấy.
Câu 18: Đọc xong bthơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?
Lời giải:
Câu 2: – Chủ đề bài thơ: viết về hình ảnh người mẹ, về tình mẫu tử.
Câu 3: – Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện 5 lần. Chữ “quả” trong các dòng sau mang ý nghĩa tả thực: “Những mùa quả mẹ tôi hái được…Những mùa quả lặn rồi lại mọc”. Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.
– Chữ “quả” trong dòng sau có ý nghĩa biểu tượng: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời…Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Các con giống như một thứ quả lớn lên từ sự chăm sóc ân cần của mẹ.
Câu 4: – Ý nghĩa từ “trông” trong dòng thơ ấy thể hiện sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.
Câu 5: – Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.
Câu 6: – Ở khổ thơ thứ nhất, người mẹ hiện lên với hình ảnh lam lũ, tần tảo, vất vả nhưng vẫn lạc quan. Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là cảm xúc yêu thương, kính trọng.
Câu 7: – Chọn D.
Câu 8: “Giọt mồ hôi mặn” là phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về những hi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ. Từ đó ta thấy được tình cảm sâu nặng của đứa con với công lao suốt đời của người mẹ. Đọc hai câu thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn biết bao nhiêu bóng hình của người mẹ Việt Nam “sớm chiều nhẫn nại/Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng/Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” (TH)
Câu 9: – Người mẹ hiện lên với những hi sinh thầm lặng. Giọt mồ hôi mẹ nuôi những “quả” và chúng con lớn lên mỗi ngày. Cảm xúc của nhà thơ là trân trọng, biết ơn.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: Có nghĩa là: Bảy mươi tuổi mẹ không còn trẻ nữa nhưng mẹ vẫn trông chờ vào những thứ “quả”, những đứa con mẹ chăm sóc từng ngày. Mong chờ được nhìn thấy thành quả của mình. Các con là thành quả chăm sóc của mẹ. Mẹ mong được nhìn thấy các con trưởng thành, thành công, thành đạt. Cho nên có một thứ quả trên đời gọi là “Quả thành công”.
Câu 12: Nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi hình dung một ngày mai đôi tay của mẹ sẽ không còn đủ khỏe nữa để chăm sóc, để bên cạnh con. Vì con dù có là ai đi chăng nữa thì con vẫn là con của mẹ. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của cuộc đời mỗi chúng con. Mẹ là gốc phong ba cho con được tựa vào.
Câu 13: – Biện pháp tu từ được sử dụng: nói giảm nói tránh, ẩn dụ
– Tác dụng: từ “mỏi” để chỉ tuổi già của mẹ, lo lắng khi không còn mẹ bên cạnh.
– Ẩn dụ: “quả non xanh” – mỗi con người đều thấy mình còn non dại, bé nhỏ khi xa rời bàn tay mẹ. Vì “con dù lớn vẫn là con của mẹ/đi suốt đời lòng mẹ vẫn bên con”. Mẹ là chỗ dựa nên vắng mẹ rồi, xa mẹ rồi con sợ con sẽ không còn ai bên cạnh bảo ban, sẻ chia… đó là cảm xúc không chỉ riêng nhà thơ mà còn là của tất cả chúng ta.
Câu 14: – Hình ảnh người mẹ hiện lên: 70 tuổi, bàn tay mẹ mỏi. Mẹ đã già, sức khỏe đã yếu.
– Tâm trạng nhà thơ: lo lắng, lo sợ, băn khoăn nghĩ đến một ngày mai xa
Câu 15:
– Câu này tùy ý kiến chủ quan của các em.
Câu 16:
– Những câu tục ngữ ca dao:
+ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao)
+ Còn mẹ ăn cơm với cá/ Mất mẹ vét lá ngoài đường
+ Mẹ già như chuối chín cây/ Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Câu 17:
– Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm: “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng, “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, Vợ nhặt – Kim Lân…
– Sự khác biệt: (cái này dành cho người ra đề làm)
Câu 18:
Qua bài thơ “Mẹ và Quả” ta càng hiểu càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho các con, từ đó cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, luân lý. Chúng ta cần lên án mạnh mẽ những hành động đối xử với mẹ cha như trong các bản tin trên. Đó là tội bất hiếu, bất kính. Pháp luật cần xử lý nghiêm những hành vi ngược đãi đối với người già nhất là đối với mẹ cha như trong các bản tin đã nêu.