/tmp/bbanz.jpg Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện | Giáo dục trung học Đồng Nai - Giáo dục trung học Đồng Nai

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện | Giáo dục trung học Đồng Nai

Bài 13. Thông tin đa phương tiện

1. Đa phương tiện là gì?

Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.

Sản phẩm đa phương tiện: Là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.

2. Một số ví dụ về đa phương tiện

– Khi không sử dụng máy tính:

+ Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh);

+ Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.

– Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:

+ Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),…;

+ Bài trình chiếu;

+ Từ điển bách khoa đa phương tiện;

+ Đoạn phim quảng cáo;

+ Phần mềm trò chơi.

3. Ưu điểm của đa phương tiện

Đa phương tiện là một lĩnh vực tương đối mới nhưng do có nhiều ưu điểm so với các dạng thông tin truyền thống nên sản phẩm đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng | Myphamthucuc.vn

Một số ưu điểm chính ở khía cạnh sử dụng:

– Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn:

+ Việc kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời cho phép các dạng thông tin bổ sung nội dung cho nhau. Nhờ thế thông tin có thể được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.

+ Chẳng hạn, có những khái niệm hoặc hiện tượng tự nhiên như sấm, sét sẽ khó hiểu nếu chỉ được mô tả bằng chữ hoặc bằng lời nói nhưng nếu dùng kết hợp chữ với ảnh động, âm thanh sẽ giúp dễ hiểu hơn nhiều.

– Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn:

+ Việc kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với một dạng thông tin cơ bản.

+ Ví dụ, truyện tranh sẽ sinh động, hấp dẫn hơn hẳn truyện toàn chữ về cùng một nội dung.

– Thích hợp với việc sử dụng máy tính: Thay vì sử dụng bàn phím và các dòng lệnh bằng văn bản, chúng ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan trên màn hình để khai thác máy tính một cách thuận tiện hơn.

– Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.

4. Các thành phần của đa phương tiện

Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :

a. Văn bản (Text)

– Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin

Xem thêm:  Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10cm

– Bao gồm: các kí tự có nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau

– Một số phần mềm tạo phông chữ: FontCreator, Fontographer, MetaFont,…

Hình 1. Các thể hiện khác nhau của văn bản​

b. Âm thanh

Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện

Máy tính thể hiện được tất cả các loại âm thanh

Âm thanh có thể lồng vào phim, đưa vào máy tính bằng micro, ghi lại và phát qua loa

Một số phần mềm xử lý âm thanh: Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder.…

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)
Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

Hình 2. Ghi lại và xử lí âm thanh trên máy tính​

c. Ảnh tĩnh

– Là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung

– Một số phần mềm tạo và xử lý ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw, Photoshop,…

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 4)

Hình 3. Một bức ảnh được thể hiện trên máy tính​

d. Ảnh động

Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn

Ảnh động thường dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục

Một số phần mềm tạo ảnh động: Movie Maker, Adobe Flash, Beneton Movie GIF,…

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 5)

Hình 4 Thể hiện dãy hình ảnh với các thay đổi nhỏ tạo nên ảnh động​

e. Phim

– Là thành phần đặc biệt của đa phương tiện, tổng hợp tất cả các dạng thông tin;

– Được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số.

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 6)

Hình 5. Một đoạn phim và máy quay phim​

5. Ứng dụng của đa phương tiện

Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần | Myphamthucuc.vn

a. Trong nhà trường

– Giáo viên dùng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng, minh hoạ bài giảng;

– Sản phẩm đa phương tiện giúp học sinh có thể tự học bằng máy tính.

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 7)

Hình 6. Sản phẩm đa phương tiện hướng dẫn sử dụng máy tính​

b. Trong khoa học

Các nhà khoa học dùng đa phương tiện để mô phỏng trái đất, sự hình thành các vì sao, môi trường sống,…

c. Trong y học

Công nghệ đồ họa và đồ hoạ 3D được dùng trong máy chụp và đo cắt lớp để chuẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, …

d. Trong thương mại

Đa phương tiện khiến công nghệ quảng cáo phát triển rất mạnh trong thời đại của Internet

e. Trong quản lí xã hội

Đa phương tiện cũng được ứng dụng nhiều trong quản lí xã hội như quản lí bản đồ, quản lí đường đi trong thành phố. Bản đồ vệ tinh cho phép tính toán tọa độ chính xác dùng trong quân đội, an ninh, quốc phòng.

f. Trong nghệ thuật

Với khả năng thể hiện đồ họa đẹp mắt của máy tính, các bảo tàng nghệ thuật trực tuyến và công nghệ sản xuất phim hoạt hình hiện đang phát triển rất mạnh.

Lý thuyết Tin học 9: Bài 13. Thông tin đa phương tiện - Chi tiết, hay nhất (ảnh 8)

Hình 7. Bảo tàng quốc gia Hermitage (St Petersburg) trên Internet​

g. Trong công nghiệp giải trí

Trò chơi trực tuyến với môi trường đồ họa 3D đang được nhiều công ti sản xuất với quy mô rất lớn, thu hút một lượng đông đảo người dùng trên toàn thế giới.s

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu