/tmp/ognas.jpg
Nội dung bài viết
a, Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
– Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
– Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.
– Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
– Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:
– Sự hình thành hai phe đối lập:
+ Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo – Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
+ Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).
=> Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.
– Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh
Hình 14: Lược đồ hai khối quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
b. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
* Nguyên nhân sâu xa
– Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
– Sự tranh giành thị trường, thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
* Nguyên nhân trực tiếp
– Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
– Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
* Chiến tranh bùng nổ
– Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu.
* Quân Đức vào Pháp
Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
* Hậu quả:
– Tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động thêm trầm trọng.
– Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí.
=> Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng.
– Năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
2. Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)
Tại sao Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn?
– Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.
– Đến năm 1917, Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:
+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.
+ Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.
1. Hậu quả của chiến tranh
– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
– Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
– Bản đồ thế giới thay đổi.
– Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
2. Tính chất
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại