Lý thuyết Sử 11: Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 | Myphamthucuc.vn

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921 – 1925)

1. Chính sách kinh tế mới

a, Hoàn cảnh lịch sử

– Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

– Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

– Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.

=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

– Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.

b, Nội dung

Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

– Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

– Công nghiệp:

+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.

+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của nhà nước.

+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.

+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.

Xem thêm:  Bộ đề Cậu bé và cây si già đọc hiểu | Myphamthucuc.vn

 – Thương nghiệp và tư nhân:

+ Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đảy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn.

+ Phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ (1924).

=> Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.

c, Tác dụng – ý nghĩa

– Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.

– Là bài học đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.

2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

– Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).

– Gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là: Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ (Azecbaijan, Acmênia, Gruzia), đến năm 1940 có thêm 11 nước.

– Năm 1924, sau khi Lê-nin mất, Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô trong những năm 1924 – 1953.

II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 – 1941)

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu

a, Công nghiệp

– Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] H3PO4 là axit mạnh hay yếu | Myphamthucuc.vn

Lý thuyết Sử 11: Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Hình 27: Lược đồ Liên Xô năm 1940

– Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa.

– Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt

– Biện pháp:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng => từng bước giải quyết thành công các vấn đề vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 – 1937).

– Kết quả:

+ Liên Xô hoàn thành sớm hai kế hoạch 5 năm, đưa nước này từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

Lý thuyết Sử 11: Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Hình 28: Nhà máy liên hợp luyện kim Ma-nhi-tô-goóc-xcơ được xây dựng

trong những năm 1929 – 1934

b. Nông nghiệp

Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá.

c, Văn hóa – giáo dục

– Thanh toán nạn mù chữ.

– Phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông.

– Phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.

d, Xã hội: 

– Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm:  Bài 2. Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

–  Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.

Nhận xét chung:

Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 – 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

– Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.

– Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

– Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 – 1925), Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao

– Thiết lập ngoại giao với 20 nước.

– Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1938)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập