/tmp/suytb.jpg Lý thuyết Hóa 8: Bài 37. Axit - Bazơ - Muối | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Lý thuyết Hóa 8: Bài 37. Axit – Bazơ – Muối | Myphamthucuc.vn

Lý thuyết Hóa 8 Bài 37. Axit – Bazơ – Muối

A. Axit

I. KHÁI NIỆM

– Thành phần phân tử: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl, =S, =SO4, -NO3,…)

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4.

II. CÔNG THỨC HOÁ HỌC

– Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

– Công thức chung: HnA

Trong đó:

H: là nguyên tử hiđro.

A: là gốc axit.

III. PHÂN LOẠI

Axit chia làm 2 loại:

+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,…

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,…

IV. TÊN GỌI

1) Axit không có oxi :

Tên axit :Axit + tên phi kim + hiđric.

VD :

HCl : Axit + clo + hiđric = Axit clohiđric

H2S : Axit + sunfu + hiđric = Axit sunfuhiđric (lưu huỳnh lấy tên tiếng La tinh là sunfu)

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

* Đọc tên gốc axit tương ứng với axit không có oxi: Tên gốc = tên phi kim + ua

Ví dụ: –Cl : clorua ; =S : sunfua

2) Axit có oxi:

Axit có oxi được chia làm 2 loại là axit có nhiều oxi và axit có ít oxi

Phương pháp nhận biết axit có ít oxi và axit có nhiều oxi:

Bước 1: Axit có oxi có công thức tổng quát dạng HxAyOz => xác định x, y, z tương ứng

Bước 2: Xác định giá trị: Lý thuyết Hóa 8: Bài 37. Axit - Bazơ - Muối | Giải Hóa 8

Bước 3: So sánh a với hóa trị cao nhất của nguyên tố A

+ Nếu a = hóa trị cao nhất của A thì axit đã cho là axit có nhiều nguyên tử oxi

+ Nếu a Ví dụ: Xét axit H2SO3

+ Ta có: x = 2; y = 1 và z = 3

+ Tính giá trị Lý thuyết Hóa 8: Bài 37. Axit - Bazơ - Muối | Giải Hóa 8

+ Nguyên tố phi kim là S có hóa trị cao nhất là VI => a => A là axit có ít oxi

* Cách gọi tên

a) Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.

VD :

HNO3 : Axit nitric.

H2SO4 : Axit sunfuric.

+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có nhiều oxi: Tên gốc = tên phi kim + at

Ví du: –NO3 : nitrat ; =SO4 : sunfat ; ≡PO4 : photphat

b) Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.

VD : – H2SO3 : Axit sunfurơ.

+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có ít oxi: Tên gốc = tên phi kim + it

* Cần nhớ hóa trị của một số gốc axit sau:

Gốc axit

Hóa trị

NO3

I

SO4

II

CO3

II

SO3

II

PO4

III

B. BAZƠ

I. KHÁI NIỆM

– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)

Xem thêm:  Bài 30. Truyền tin qua xináp (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

– Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

II. CÔNG THỨC HOÁ HỌC

– Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: M : là nguyên tử kim loại.

               n : là số nhóm hiđroxit.

III. TÊN GỌI

Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD : NaOH : Natri hiđroxit.

        Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.

IV. PHÂN LOẠI

Chia làm 2 loại:

* Bazơ tan trong nước : NaOH, KOH,…

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,…

C. MUỐI

I. KHÁI NIỆM

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,…

II. CÔNG THỨC HOÁ HỌC

– Thành phần phân tử: một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều gốc axit.

– Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó: – M : là nguyên tử kim loại.

               – A : là gốc axit.

VD : Na2CO3 , NaHCO3

Gốc axit : =CO3 , – HCO3

III. CÁCH GỌI TÊN

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

VD : – Na2SO4 : Natri sunfat

        – Na2SO3 : Natri sunfit

         – ZnCl2 : Kẽm clorua

IV. PHÂN LOẠI

Muối chia làm 2 loại:

* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Tính chất hóa học của NH3 là | Myphamthucuc.vn

VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,…

* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2,…

V. TÍNH TAN CỦA CHẤT

Để xét một chất có tan trong nước hay không, ta cần nhớ các chú ý sau:

+ Tất cả các muối nitrat (NO3) đều tan.

+ Muối clorua (Cl) : hầu hết đều tan trừ AgCl không tan và PbCl2 ít tan

+ Muối sunfat (SO4) hầu hết đều tan trừ CaSO4Ag2SO4 ít tan, BaSO4PbSO4 không tan.

+ Muối cacbonat (CO3) hầu hết đều không tan trừ K2CO3, Na2CO3, Li2CO3(NH4)2CO3 tan

+ Muối sunfit (SO3) hầu hết đều không tan trừ K2SO3, Na2SO3, Li2SO3 (NH4)2SO3 tan

+ Muối photphat (PO4) hầu hết đều không tan trừ K3PO4, Na3PO4, Li3PO4(NH4)3PO4 tan

+ Các hiđroxit (OH) hầu hết đều không tan trừ KOH, NaOH, LiOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan

– Cần nhớ một số hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy trong nước: AgOH, Fe2(CO3)3, Al2(CO3)3, Fe2(SO3)3, Al2(SO3)3,…

Ví dụ: 2AgNO3 + 2NaOH → 2NaNO3 + Ag2O + H2O (ban đầu tạo thành AgOH, sau đó phân hủy thành Ag2OH2O)

Xem thêm Giải Hóa 8: Bài 37. Axit – Bazơ – Muối

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu