/tmp/eluvp.jpg
1. Giới thiệu khái quát về công ước
– Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
– Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
– Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình…
2. Ý nghĩa của công ước LHQ
– Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
– Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
3. Bổn phận của trẻ em
– Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
– Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình
1. Hằng ngày đi học về là Hòa lại chạy đi chơi với các bạn trong xóm không chịu phụ giúp cha mẹ làm việc nhà. Mỗi lần mẹ nhờ Hòa làm gì đó như trông em, quét nhà, ….. Hòa luôn nói với mẹ rằng vui chơi giải trí là một trong những quyền của trẻ em, bắt trẻ em làm việc là vi phạm quyền trẻ em.
Theo em, Hòa đã đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Hòa đã sai vì bạn đã dùng quyền được vui chơi để biện minh cho sự mải chơi, lười biếng của bản thân. Bạn đòi hỏi mọi người tôn trọng quyền của mình nhưng lại không chịu thực hiện đúng bổn phận của mình
2. Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Những tổ chức đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?
Trả lời:
Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi : Làng trẻ em SOS, Quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật,… Những tổ chức đó được lập ra để nhằm bảo đảm các quyền của trẻ em được thực hiện một cách tốt nhất
3. Trang là học sinh lớp 6. Hè này, em xin phép mẹ cùng dì lên thành phố xin làm giúp việc gia đình để trang trải chi phí học tập vì hoàn cảnh quá khó khăn. Gia đình cô Thanh nơi Trang làm việc đối xử với Trang rất tốt. Khi sắp hết hè, thấy Trang ngoan ngoãn, thật thà, chịu khó, bản thân lại sắp sinh em bé nên cô Thanh đề nghị Trang bỏ học để ở lại làm việc với lời hứa trả thêm nhiều tiền. Tuy vậy, Trang vẫn quyết định trở về quê để tiếp tục việc học.
– Em có nhận xét gì về đề nghị của cô Thanh?
– Quyết định của bạn Trang có để lại cho em suy nghĩ gì về bạn hay không?
Trả lời:
– Đề nghị của cô Thanh đã thể hiện cô không quan tâm đến quyền phát triển của trẻ em, cụ thể ở đây đó là quyền được học tập của Trang
– Quyết định của bạn Trang đã chứng tỏ bạn rất quan tâm đến quyền được học tập của mình. Suy nghĩ của bạn thể hiện bạn đã rất chín chắn khi quyết định thôi việc, trở về quê tiếp tục học tập. Suy nghĩ đó thật đáng trân trọng và đáng khen.
Tham khảo thêm Lý thuyết GDCD 6: Bài 13. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam