/tmp/ndnoh.jpg
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
– Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
– Tiếp giáp:
+ Phía Bắc : Giáp Trung Quốc
+ Phía Tây : Giáp Tây Bắc
+ Phía Đông : Giáp Biển Đông
+ Phía Nam : Giáp Bắc Trung Bộ
=> Ý nghĩa về mặt tự nhiên: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc (lạnh và khô)
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
– Mùa đông : Lạnh, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ, kéo dài nhất cả nước, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 độ C ở miền núi và 5 độ C ở đồng bằng.
– Mùa hạ : Nóng ẩm, mưa nhiều (mưa ngâu vào giữa hạ – tháng 8).
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
– Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích nhưng rất đa dạng:
+ Địa hình cacxtơ đá vôi độc đáo.
+ Các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc, Sơn, Đông Triều.
+ Giữa các miền núi có các đồng bằng nhỏ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…
– Địa hình núi cao nhất ở khu vực nền cổ thượng nguồn sông Chảy (trên 2000m): sơn nguyên Đồng Văn, Hà Giang.
– Sông ngòi: phát triển và toả rộng khắp miền, sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa lũ – cạn rất rõ rệt.
4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng
– Tài nguyên:
+ Khoáng sản giàu có nhất cả nước, nổi bật nhất là than đá (Quảng Ninh), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), đá vôi…
+ Rừng khá giàu có nhưng đang bị chặt phá nhiều.
– Nhiều cảnh quan tự nhiên nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì…
– Khó khăn: bão lụt, hạn hán, giá rét, rừng bị chặt phá, đất đai xói mòn, ô nhiễm môi trường biển…
Xem thêm: Giải Địa 8 Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ