/tmp/wytql.jpg
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.
– Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.
– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
– Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:
+ Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Xem thêm: Giải Địa 8 Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam