/tmp/bitko.jpg
Nội dung bài viết
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
Nhiễm trùng thực phẩm sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa, gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
3. Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà
– Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến.
– Thực phẩm phải được nấu chín.
– Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản.
– An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.
– Bị ngộ độc là do ăn phải thức ăn nhiễm độc.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm
– Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn.
– Thực phẩm dễ hư thối như: rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh.
– Thực phẩm đóng hộp phải còn bao bì … và cần chú ý đến hạn sử dụng
– Tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm đã nấu chín.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
– Thực phẩm thường được chế biến tại nhà bếp. Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn trong nhà bếp như thái thịt, cắt rau, trộn hỗn hợp…
– Các biện pháp bảo quản các loại thực phẩm:
– Thực phẩm đã chế biến: Thực hiện 10 nguyên tắc trong chế biến. Cho vào hộp kín để tủ lạnh (không nên để lâu) khi chế biến xong.
– Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
– Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm.
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
– Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
– Do thức ăn bị biến chất
– Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc
– Do thức ăn bị ô nhiễm, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
a. Phòng tránh nhiễm trùng
– Cần giữ vệ sinh nơi nấu nương và vệ sinh nhà bếp.
– Khi mua thực phẩm phải lựa chọn
– Khi chế biến phải dửa nước sạch.
– Không dùng thực phẩm có mầm độc.
b. Phòng tránh nhiễm độc
– Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật hay bị biến chất
– Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc hay bị ô nhiễm
– Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
Sau khi học xong bài Vệ sinh an toàn thực phẩm, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
– Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn.
– Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.
Tham khảo thêm: Lý thuyết Công nghệ 6: Bài 17. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn