/tmp/ugknq.jpg
1. Khái niệm
Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận của nguồn ,dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.
2. Phân loại
a) Theo chức năng và nhiệm vụ:
– Mạch khuyếch đại
– Mạch tạo sóng hình sin
– Mạch tạo xung
– Mạch nguồn (chỉnh lưu, lọc, ổn áp)
1. Mạch chỉnh lưu
– TD: Biển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
– LK: Điốt tiếp mặt cho dòng điện lớn đi qua.
a) Mạch chỉnh lưu một nửa chu kì
– Sơ đồ mạch
– Nguyên lí
+ Trong khoảng 0 – r nguồn U2 ở nửa chu kì dương, Điốt dược phân cực thuận, dẫn điện cho dòng điện chạy qua tải.
+ Trong khoảng r –2r nguồn U2 đổi sang nửa chu kì âm, điốt Đ bị phân cực ngược, không dẫn điện, không có dòng qua tải. Các chu kì sau cứ thế tiếp diễn
Như vậy điốt Đ đã biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều qua tải
Nhận xét
+ Ưu điểm: Mạch đơn giản, chỉ dùng một đi ốt
+ Nhược điểm: Do mạch chỉ cho dòng qua tải một nửa chu kì nên HS thấp, dạng sóng ra có độ gợn sóng lớn, lọc khó, ít dùng.
b) Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì .
– Mạch chỉnh lưu dùng 2 điốt
+ Nguyên lí:
Trong khoảng 0 –r Đ1 phân cực thuận, Đ2 phân cực ngược. U2a tạo dòng điện qua Rt
Trong khoảng r- 2r: Đ2 phân cực thuận, Đ1 phân cực ngược. U2b tạo dòng điện qua Rt. trên Rt có dòng điện cùng chiều cả hai nửa chu kì.
Các chu kì sau cứ thế tiếp diễn, Kết quả trên Rt
Nhận xét
– Ưu điểm:
Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100HZ, dễ lọc, hiệu quả tốt.
– Nhược điểm:
+ Phải dùng 2 điốt
+ Biến áp phải lấy điểm giữa, chia thành 2 nửa cân xứng nhau.
+ Điện áp ngược đặt lên mỗi đi ốt khi phân cực ngược chịu gấp đôi điện áp làm việc (điện áp thuận)
– Mạch chỉnh lưu cầu (dùng 4 điốt)
2. Nguồn một chiều
Sơ đồ khối chức năng nguồn một chiều
Khối 1: Biến áp nguồn
Khối 2: Mạch chỉnh lưu
Khối 3: Mạch lọc nguồn
Khối 4: Mạch ổn áp.
Khối 5: Mạch bảo vệ