/tmp/qcgyg.jpg
Câu hỏi: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Lời giải
Đáp án đúng: A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
Giải thích
Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
Vậy hiện tượng là dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S).
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về tính chất hóa học của Hidro sunfua H2S và lưu huỳnh dioxit SO2 nhé.
Nội dung bài viết
– Hiđro sunfua (H2S) là chất khí không màu, mùi trứng thối, độc, ít tan trong nước.
– Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu sunfuhiđric.
– Dung dịch H2S có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic)
a) Hidro sunfua tác dụng với kim loại mạnh
2Na + H2S → Na2S + H2
– Hidro sunfua tác dụng với oxit kim loại (ít gặp).
b) Hidro sunfua tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối hiđrosunfua và sunfua)
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
c) Hidro sunfua tác dụng với dung dịch muối tạo muối không tan trong axit:
H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
– H2S có tính khử mạnh (vì S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất – 2).
d) Hidro sunfua tác dụng với oxi
2H2S + O2 → 2H2O + 2S (thiếu oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp)
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 (dư oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao)
e) Hidro sunfua tác dụng với các chất oxi hóa khác
H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
H2S + 8HNO3 đặc → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O
H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O
Dùng axit mạnh đẩy H2S ra khỏi muối (trừ muối không tan trong axit):
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
– Mùi trứng thối đặc trưng.
– Làm đen dung dịch Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3
Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3
– Làm mất màu dung dịch Brom, dung dịch KMnO4,…
– Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.
1. SO2 là oxit axit
– Tác dụng với nước:
SO2 + H2O ⇔ H2SO3
– Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit):
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
* Lưu ý: Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:
Gọi nOH–/ nSO2 = T thì
+ T < hoặc = 1 → muối HSO3-
+ T > hoặc = 2 → SO32-
+ 1 < T < 2 → 2 muối: HSO3- và SO32-
– Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO2 + CaO → CaSO3
2. SO2 là vừa là chất khử, vừa là chất khử
Số oxi hóa của lưu huỳnh: -2 0 +4 +6
* Nhận xét: S trong SO2 có mức oxi hóa +4 ở mức trung gian của -2 và +6. Vì vậy, SO2 vừa có tính oxi hóa và tính khử.
a. SO2 là chất oxi hóa: (S+4 → S)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
b. SO2 là chất khử: (S+4 → S+6)
2SO2 + O2 ⇔ 2SO3 (V2O5, 450C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Điều Chế:
– Đốt cháy lưu huỳnh:
S + O2 → SO2
– Đốt cháy H2S trong oxi dư:
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
– Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng:
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
– Đốt quặng:
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
– Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Nhận biết Lưu huỳnh đioxit:
– Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
– Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím,…
SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4
Ứng dụng Lưu huỳnh đioxit
– Sản xuất axit sunfuric, tẩy trắng giấy, bột giấy; Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
– Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.