/tmp/zjrxx.jpg
Văn học chính là một ngành nghệ thuật, mà nghệ thuật luôn cần ở sự sáng tạo, mới mẻ và cảm xúc. Khi làm một bài văn, người viết văn được ví như người nghệ sĩ, do đó đừng ngần ngại, sẽ không khó chỉ cần sự tinh tế, rút kết kĩ năng thì qua thành phẩm sẽ cho thấy bạn là một nghệ sĩ khôn khéo, có phong cách riêng bằng cách tạo nên sự khác biệt trong lối viết văn của chính mình. Và việc xây dựng mở bài, kết bài cho bài làm văn sẽ là Và một gợi ý xuất sắc cho bạn là việc xây dựng mở bài, kết bài cho bài làm văn. Nếu mở bài là cánh cửa để lôi kéo, cuốn hút người đọc đào sâu vào bên trong thì kết bài sẽ là một điểm nhấn cuối cùng, một là đánh vào tâm lý người đọc làm họ sẽ vương vấn, đắm chìm với bài làm, hai là một sự hụt hẫng, cụt hứng khi kết bài dang dở, thiếu sáng tạo. Hãy cùng đến với những kết bài Kết bài Tràng giang hay nhất ngay bên dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Như vậy, Huy Cận cùng đứa con “tràng giang” đã làm nên tên tuổi, đánh dấu một giai đoạn thơ sầu buồn mà dạt dào triết lí của nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Buồn, sầu, cô đơn, đìu hiu nhưng không nhàm chán, một màu mà nó được nói lên từ một tâm hồn đắm chìm trong cái “mộng”, trong sự mênh mông của vũ trụ, thời gian đầy chất suy tư, triết lí. Nhà phê bình Hoài Thanh gọi Huy Cận là “người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á”. Vì đó mà tràng giang có buồn man mác cũng gắn với sự khác biệt, độc nhất của riêng Huy Cận. Bài thơ là Bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn, không gian rộng lớn và thời gian duy nhất chính là toàn bộ mặt khái quát của bài thơ để khi đi sâu vào đó mở ra đôi lời sâu thẳm của tác giả, cảm xúc, triết lí muốn gửi đến bạn đọc. Hình tượng thơ đăng đối, cân xứng giữa đất và trời, giữa thiên nhiên với tâm hồn, giọng thơ trầm lắng nên mang một vẻ đẹp cổ điển. Qua khung cảnh là một nỗi niềm chất chứa tâm sự của nhân vật trữ tình, buồn thương cho số phận, cái tôi thương nhớ quê hương, cuộc sống.
Bài thơ “Tràng giang” là một thi phẩm ghi mãi tên Huy Cận trong lòng bao thế hệ độc giả không chỉ ở tài năng, phong cách sáng tạo thơ mà nằm ở những quan điểm, lý tưởng sống, triết lí sâu sắc của ông trước quê hương, đất nước. Chỉ bằng vài nét chấm phá cùng sự linh họat, sinh động trong các phép tu từ độc đáo mà bức tranh thiên nhiên sông nước hiện ra vô cùng chân thực, đẹp mà buồn, rộng lớn, trải dài mênh mang như trong đó cuốn theo dòng chảy là những nỗi sầu buồn nhà thơ đặt vào đó. Nhà thơ đã rất tinh tế khi không đi thẳng trực tiếp để nói về nỗi buồn, điều đó dễ làm người đọc nhận thấy một sự kể lể, nhàm chán trong thơ, ngược lại ngòi bút tài tình Huy Cận đã đan xen, lồng ghép tâm tư, nỗi buồn về kiếp người, nỗi niềm bộc bạch về tình yêu quê hương, đất nước gửi hết vào không gian mênh mông, bát ngát của dòng sông, thiên nhiên. Thông qua đó ta lại càng ấn tượng sâu đậm và ngưỡng mộ tài năng của thi nhân, Huy Cận sẽ mãi tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam và trong lòng các thế hệ bạn đọc.
Đối với Tràng Giang, xuyên suốt mạch cảm xúc của thơ là nỗi sầu buồn nhưng nó không tĩnh lặng, đứng yên vô hồn mà luôn có một sự chuyển động mênh mang. Nhà thơ đã cho thấy tài nghệ tuyệt diệu của mình ở việc xây dựng kết cấu của bài thơ mở đầu là tiếng sóng thanh khiết của sông nước thì kết thúc đọng lại trong tim mỗi người là con sóng lòng, tiếng nói nội tâm của tâm hồn người. Huy Cận chưa bao giờ sống cho riêng mình, từng phút trôi qua ông luôn nặng lòng đối với quê hương, đất nước, nỗi muộn phiền đó thấm sâu, trải dài cùng dòng chảy của con nước, tỏa vào không gian mênh mông buổi sông chiều hoang vắng. Dù là tràn ngập nỗi buồn ở dòng đầu cho đến dòng cuối cùng nhưng chúng ta luôn thấy có một sự cuốn ta vào mạch thơ, đó là vì Huy Cận đã thành công khi xây dựng một bức tranh thiên nhiên đa chiều, nó luôn mang theo vẻ đẹp riêng ở mọi góc cạnh và chứa dựng sự ám ảnh vô biên, trống trải của cái tôi trữ tình trước cuộc đời vô thường.
Tóm lại, Tràng giang là một thi phẩm đi liền cùng năm tháng sự nghiệp thơ ca của Huy Cận, bài thơ đã đánh dấu một hướng đi riêng của nhà thơ khi bên cạnh việc tiếp thu những cái tối tân của Thơ mới thì ông giữ lại trong thơ mình cái âm hưởng của thơ Pháp, thấm đẫm chất Đường Thi, thơ ca truyền thống. Nhìn sâu vào Tràng giang ta mới thấy đằng sau bức tranh sông nước hữu tình, nên thơ, dịu êm đó là nỗi cô đơn, sầu muộn của con người với nỗi sầu của vũ trụ, nỗi buồn của thế kỷ, tình yêu quê hương đất nước dâng trào, vì thế mà nhà thơ luôn thể hiện trong thơ nỗi niềm suy tư về cuộc đời. Hơn nữa bài thơ còn nổi bật lên một Huy Cận luôn chú trọng đến nghệ thuật và kỹ thuật làm thơ. Đó chính là hình tượng trong bài rất sinh động, phong phú, một sự hòa nhuyễn giữa hình thức và nội dung rất cân đối, hài hòa. Huy Cận và tràng giang đã góp phần vào sự phát triển của thơ ca hiện đại với những đổi mới táo bạo về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.