/tmp/snhvf.jpg
Nội dung bài viết
(trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN).
Sau đây là một số câu trong lời bài hát “Quả” ( Nhạc và lời: Xanh Xanh)
Qủa gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế
Quả gì mà da cưng cứng, xin thưa rằng quả trứng
Quả gì mà bao nhiêu áo, xin thưa rằng quả pháo
Quả gì mà lăn lông lóc, xin thưa rằng quả bóng
Quả gì mà gai chi chít, xin thưa rằng quả mít
Quả gì mà to to nhất, xin thưa rằng quả đất
Hãy sắp xếp từ chỉ các loại quả vào bảng sau sao cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa của từ:
Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt | Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây |
---|---|
Lời giải:
Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt | Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây |
---|---|
Quả khế Quả mít |
Quả trứng Quả pháo Quả bóng Quả đất |
1 (trang 28, 29 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
a (trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
A | B |
---|---|
a. Bé Hồng có đôi mắt to, tròn, đen nháy | (1).Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loai quả |
b. Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa | (2) Cơ quan để nhìn của người hay động vật |
c. Qủa na đã mở mắt rồi | (3) Chỗ lồi lõm, giống hình con mắt ở một số thân cây |
(2) Từ mắt trong trường hợp nào được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào dùng theo nghĩa chuyển (có thể tra từ điển).
(3) Tìm mỗi liên hệ giữa các nghĩa của từ mắt.
(4) Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ mắt.
Lời giải:
(1) Nối: a-2; b-3; c-1
(2) Từ mắt theo nghĩa gốc: a.
Từ mắt theo nghĩa chuyển: b, c
(3) Mắt nghĩa gốc là từ xuất hiện từ đầu. VD:Bạn Lan có đôi mắt sáng long lanh.
Nghĩa chuyển được hình thanh từ nghĩa gốc: VD:mắt na, mắt dứa, mắt xích, mắt lưới,
(4) Một số từ khác như: chân (chân tay, chân kiềng); đầu (đầu gối, đầu tường, đầu bút, đầu đinh, đầu ngón chân, đầu giường…)
b (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm một số từ chỉ bộ phận cơ thể người và viết vào bảng những trường hợp được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
Từ | Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển |
---|---|---|
M: Chân | Chân bước nhẹ nhàng, gà đen chân trắng,… | Chân núi, chân dê, chân trời |
Lời giải:
Từ | Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển |
---|---|---|
M: Chân | Chân bước nhẹ nhàng, gà đen chân trắng,… | Chân núi, chân dê, chân trời |
Tay | Móng tay, bàn tay | Tay áo, tay ga, tay lái |
Mũi | Mũi cao, lỗ mũi | Mũi thuyền, mũi chân |
2 (trang 29, 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn tự sự.
a (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Nội dung văn tự sự là giới thiệu về nhân vật và kể lại sự việc. Hãy cho biết trong các đoạn văn dưới đây, đoạn văn nào là đoạn văn tự sự. Tại sao?
(1) Đời Trịnh, hồ Hoàn Kiến được chia thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng…. mang thành phố Hà Nội.
(2) Một ngày năm 1418, một con rùa vàng nổi lên trên mặt hồ và dâng Lê Lợi….. hồ Hoàn Kiếm.
Lời giải:
Đoạn (2) là đoạn văn tự sự vì đoạn (2) có kể lại sự việc Rùa Vàng trả gươm, đoạn (1) là thuyết minh, giới thiệu.
b (trang 29, 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái….xứng đáng
(2) Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ…. biển nước.
– Các câu văn trong đoạn văn (1) đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn văn tự sự thường dùng những từ, cụm từ nào?
– Đoạn văn (2) đã dùng những từ ngữ gì để kể những hành động của nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì?
Lời giải:
– Đoạn văn (1) giới thiệu nhân vật từ chung đến chi tiết, từ vua Hùng đến con gái vua Hùng là Mị Nương – ngoại hình, tính nết. Sau đó giới thiệu về tình cảm của vua Hùng với con gái.
Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn văn tự sự thường dùng những từ, cụm từ theo kiểu: có V hoặc có V; Người ta gọi là…
– Đoạn văn (2)
+ Dùng những từ chỉ hành động của nhân vật: Thuỷ Tinh đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh; hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng…
+ Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian.
+ Kết quả hành động: thể hiện cuộc tấn công của Thần Nước thật nhanh và khủng khiếp, gây ấn tượng cho người đọc.
c (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
(1) Lời văn tự sự có đặc điểm gì?
(2) Tìm một đoạn văn giới thiệu về nhân vật và một đoạn văn kể về sự việc trong các truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt cho những ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy.
– Để diễn dạt ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.
Lời giải:
(1) Lời văn tự sự chủ yếu là văn kể người (tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật…) và kể việc (hành động, việc làm, diễn biến sự việc qua hành động, kết quả, những thay đổi do hành động đem lại…).
(2) – Đoạn văn giới thiệu nhân vật: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. […], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
+ Ý chính: giới thiệu Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Câu ý chính: (Câu gạch chân)
+ Đoạn văn gồm sáu câu, câu đầu giới thiệu chung, câu 2, 3 giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, câu 4, 5 giới thiệu Thuỷ Tinh, câu 6 khép lại rất gọn, giúp kết cấu thêm chặt chẽ.
– Đoạn văn giới thiệu sự việc: Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.
+ Ý chính: Thủy Tinh tức giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương về
+ Câu ý chính: (câu gạch chân)
– Để dẫn dắt ý chính, người kể sử dụng
+ Lời văn diễn đạt độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,…);
+ Hình thức trùng điệp gây ấn tượng mạnh, tạo được cao trào (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…)
1 (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Xác định nghĩa của từ.
a (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Cho biết một số nghĩa của từ chạy như sau:
– (Người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh.
– (Vật) di chuyển nhanh đến một nơi khác trên một bề mặt.
– Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, đang rất muốn.
Hãy chỉ ra nghĩa của từ chạy trong các ví dụ dưới đây:
(1) Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (Tú Xương)
(2) Chạy nhanh như sóc
(3) Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
(4) Con đò chạy dọc bờ sông.
Lời giải:
(1) Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang rất muốn
(2) (người ,động vật)d i chuyển thân thể bằng những bước nhanh
(3), (4) (vật) di chuyển nhanh đến một nơi khác trên một bề mặt
b (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ minh họa:
(1) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa => cưa gỗ
(2) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đi gánh củi => một gánh củi
Lời giải:
(1) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
– cá rán => rán cá
– cái mũ => đội mũ
– đôi giày => đi giày
(2) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
– bó rau => một bó rau
– tính máy => máy tính
– cầm bút => cái bút
c (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong tiếng việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.
Lời giải:
Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người:
– Lá: lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ
– Quả: quả tim, quả thận, quả trứng
– Búp: búp ngón tay.
– Bắp chuối: bắp tay, bắp chân
– Buồng chuối: buồng trứng
2 (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật hoặc một sự việc trong các truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh, trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ được dùng với nghĩa chuyển.
Lời giải:
Đoạn văn giới thiệu nhân vật Thánh Gióng (từ có nghĩa chuyển được in đậm):
Thánh Gióng là anh hùng dân tộc của nước ta thời vua Hùng thứ sáu. Gióng có một tích ra đời thần kỳ: mẹ Gióng ra đồng giẫm chân vào vết chân to và về nhà thụ thai, sau 12 tháng mới sinh. Gióng lên ba chưa biết nói cười, cho đến khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giúp nước thì Gióng mới cất tiếng. Gióng yêu cầu sứ giả tâu vua chuẩn bị giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc. Sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, bắp tay bắp chân cứ thế to lên, dân làng góp gạo cùng nuôi cậu.
Giặc đến, Gióng phi ngựa sắt, nhổ tre quật giặc Ân ngã rụi tan tác. Sau đó hướng đến chân núi, Gióng cùng ngựa bay về trời.
1 (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong các trường hợp sau đây, từ “bụng” có nghĩa gì?
– Ăn cho no bụng
– Anh ấy tốt bụng
Lời giải:
Nghĩa của từ bụng trong hai trường hợp:
– Ăn cho no bụng: từ “bụng” – nghĩa gốc (bộ phận cơ thể người hoặc động vật.).
– Anh ấy tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển – tính cách, lòng dạ bên trong của mỗi người (lòng dạ).
2 (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu nghĩa của từ chân trong đoạn thơ:
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã
Chiếc com – pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.
Lời giải:
– Chân (nghĩa gốc): bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy…
– Nghĩa của từ chân trong bài:
+ Chân đứng, chân quay: Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
+ Chân xòe: Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
+ Chiếc bàn bốn chân: Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng trên mặt phẳng.
+ Không chân : Địa vị, chức vị của một người.
Từ chân trong bài dùng với nhiều nghĩa, các nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc. Việc sử dụng đồng thời nghĩa chuyển và nghĩa gốc tạo nên những liên tưởng thú vị, nhất là hình ảnh cái võng Trường Sơn không chân “đi khắp nước”.
3* (trang 31 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc hai câu trong văn bản sau. Theo em câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
a. Người gác rừng cưỡi ngựa, lao thẳng vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa
b. Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao thẳng vào bóng chiều.
Lời giải:
a. Sai vì sắp xếp chưa hợp lí và các ý chưa rõ
b. Đúng vì đã đảm bảo tính mạch lạc và liên kết
(trang 32 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc văn bản sau và tìm hiểu nghĩa của từ ngọt.
Lời giải:
Nghĩa của từ ngọt:
– Nghĩa gốc: có vị như đường, mật
– Nghĩa chuyển: dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng (lời nói, âm thanh)