/tmp/eahei.jpg
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
Soạn cách 1
* Các làn điệu dân ca Huế được nhắc đến trong tác phẩm:
– Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
– Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung
– Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: khao khát, mong chờ, hoài vọng thiết tha.
– Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.
– Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
* Các dụng cụ được nhắc đến trong tác phẩm
– Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp tranh để gõ nhịp.
Soạn cách 2
* Các làn điệu dân ca Huế: Mỗi làn điệu lại mang một sắc thái khác nhau:
– Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: sự náo nức, nồng hậu tình người.
– Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện… gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
– Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.
– Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc , phách điệu Nam không vui, không buồn.
– Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
* Các dụng cụ âm nhạc:
– Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.
– Cặp sanh tiền