Giáo án dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân | Myphamthucuc.vn

1. Mở đầu: Gây hứng thú (1 -2 phút)

– Cô và trẻ chào các cô đến dự

– Cô và trẻ cùng đọc bài vè “Hải đảo”

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè hải đảo

Có hai quần đảo

Hoàng sa, Trường sa

Bao nhiêu đời qua

Trong lòng người Việt

Người Việt, người Việt

– Các con vừa đọc bài vè gì?

– Trong bài nhắc đến quần đảo nào?

– Ai là người canh gác, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa?

      Cô khái quát và giáo dục trẻ: Để chúng mình có cuộc sống ấm no, được đến trường cùng cô và các bạn ngày hôm nay thì bao thế hệ các chú bộ đội đã phải chiến đấu và làm việc rất vất vả ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ Quốc. Chính vì vậy chúng mình phải yêu quý, quý trọng các chú bộ đội bằng cách ngoan ngoãn, nghe lời người lớn, nghe lời cô giáo, chăm ngoan học giỏi không phụ lòng các chú. Các con có đồng ý không?

2. Nội dung (21-22 phút)

Hoạt động 1: Ôn tay phải – tay trái

– Cô và trẻ cùng nhau chơi trò chơi “Tay đẹp”

Một tay đẹp

Hai tay đẹp

Tay bên phải

Tay hái rau

Tay cầm bút

Tay cầm thìa

Tay xúc cơm

* Tay bên trái

Xem thêm:  Lý thuyết Sinh 9: Bài 13. Di truyền liên kết | Soạn Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

Tay cầm bát

Tay giữ vở

* Tay cầm bút, tay phải đâu?

– Tay cầm bát (tay trái)

– Tay cầm thìa (tay phải)

– Xúc cơm, xúc cơm

* Bây giờ chúng mình nghe theo hiệu lệnh của cô

– Tay phải đâu? (trẻ thực hiện)

– Tay trái đâu?

– Tay phải

– Tay trái

– Tay cầm bát

– Tay cầm bút

(Cô sửa sai, động viên trẻ)

– Vừa rồi cô thử tài phản ứng của các con qua việc xác định tay phải, tay trái. Cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng giỏi, ngày hôm nay cô con mình cùng nhau xác định phía phải – phía trái của bản thân.

Hoạt động 2: “Xác định phía phải – phía trái của bản thân”

– Các con có muốn làm những cô, chú bộ đội tí hon không? Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một chiếc mũ mời các bạn chọn cho mình chiếc mũ nào?

– Cô hô cả lớp chú ý 4 hàng dọc tập hợp

+ Hỏi trẻ tay phải đâu? Vẫy tay phải 3 cái

+ Chân phải đâu? Dậm chân phải 2 cái

+ Mắt phải đâu?

+ Má phải đâu?

* Mắt phải, má phải, tay phải, chân phải ở phía nào của các con?(Hỏi nhiều trẻ)

+ Hỏi trẻ tay trái đâu? Vẫy tay trái 2 cái

+ Chân trái đâu? Dậm chân trái 3 cái

+ Mắt trái đâu?

+ Má trái đâu?

* Mắt trái, má trái, chân trái ở phía nào của các con? (Hỏi nhiều trẻ)

Xem thêm:  Bài 35. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

  Cô chính xác lại:

– Mắt phải, má phải, tay phải, chân phải ở phía phải của các con.

– Mắt trái, má trái, tay trái, chân trái ở phía trái của các con.

Hôm nay, cô thấy lớp mình rất giỏi lại ngoan nữa. Bây giờ cô mời lớp mình di chuyển thành 3 hàng ngang.

– Cho trẻ ngồi xuống

+ Hỏi trẻ cô Ba ở phía nào của các con? Vì sao con biết?

  Muốn biết cô Ba ở phía nào của các con. Các con xem cô Ba đứng ở phía tay nào của các con thì cô Ba đứng ở phía đó của các con.

– Cho trẻ dùng tay phải bỏ mũ ra đặt vào sườn phải

+ Hỏi trẻ mũ ở phía nào của con?

  Cô chính xác lại: Những gì ở phía tay phải là ở phía phải, những gì ở phía tay trái là phía trái.

– Cho trẻ lên lấy ống nhòm về hàng ngồi.

+ Hỏi trẻ nhòm thấy gì?

+ Phía trái có gì?

+ Phía phải có gì?

 Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

Trò chơi 1: Vượt sóng

* Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và luật chơi.

– Cách chơi: Cho trẻ xếp 4 hàng ngang, khoác vai lên nhau.

– Luật chơi: Cô nói sóng xô phía phải các con nghiêng người sang phía phải. Sóng xô phía trái các con nghiêng người về phía trái.

Trò chơi 2: Tiến lên

Thuyền to đi đằng trước

Thuyền nhỏ đi đằng sau

Cùng đi về phía phải

Cùng đi về phía trái

Cho trẻ tiến lên cô nói phía nào trẻ nhích mông tiến về phía đó.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Sinh học 12 chương 1 ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

Vừa rồi các chú bộ đội tập duyệt biết phía. Xác định được phía nào là phía phải, phía trái của bản thân rất giỏi. Cô thưởng các chú bộ đội tí hon một tràng pháo tay thật to.

3. Kết thúc: ( 1 phút)

    – Cho trẻ hành quân ra ngoài.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập