/tmp/nwkpy.jpg Giải SBT Vật lý 6: Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Giải SBT Vật lý 6: Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng | Myphamthucuc.vn

Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu 19.1 trang 59 SBT Vật Lý 6

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. khối lượng của chất lỏng tăng

B. trọng lượng của chất lỏng tăng

C. thể tích của chất lỏng tăng

D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng

Lời giải

Chọn C

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 19.2 trang 59 SBT Vật Lý 6

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm

C. khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi

D. khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng

Lời giải

Chọn B

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = m/V

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 19.3 trang 59 SBT Vật Lý 6

Hãy mô tả thí nghiệm vẽ ở hình 19.1 và giải thích

Lời giải

– Hình a: bình thủy tinh chứa chất lỏng đặt trên giá, phía dưới đặt 1 đèn cồn

– Hình b: khi đun, ban đầu mực nước trong ống hút tụt xuống một chút, vì khi đun nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước

– Hình c: sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu

Câu 19.4 trang 59 SBT Vật Lý 6

Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20o C?

Lời giải

Vì thể tích của bình phụ thuộc nhiệt độ. Trên bình ghi 20o C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 20o C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.

Câu 19.5* trang 59 SBT Vật Lý 6

An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm.Hãy giải thích tại sao?

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống | Myphamthucuc.vn

Lời giải

Vì khi đổ đầy nước rồi nút chặt bỏ vào ngăn đá, nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng có thể làm vỡ chai gây nguy hiểm.

Câu 19.6 trang 59 SBT Vật Lý 6

Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau.

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

Nhiệt độ (0oC)

Thể tích (cm3)

Độ tăng thể tích (cm3)

V = 1000

ΔV=⋯

10

V1 = 1011

ΔV1=⋯

20

V2 = 1022

ΔV2=⋯

30

V3 = 1033

ΔV3=⋯

40

V4 = 1044

ΔV4=⋯

2. Vẽ lại vào vở hình 19.2, dùng dấu (+) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ (ví dụ trong hình là độ tăng thể tích ΔV2ứng với nhiệt độ 20oC).

Câu 19.6 trang 59 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

a. Các dấu + có nằm trên một đường thẳng không?

b. Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25oC không? Làm thế nào?

Lời giải

1. Tính độ tăng thể tích:

ΔVo = 0 cm3; ΔV1 = 11 cm3

ΔV2 = 22 cm3; ΔV3 = 33 cm3; ΔV4 = 44 cm3

2. Vẽ đồ thị:

Câu 19.6 trang 59 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6 (ảnh 2)

a. Các dấu + đều nằm trên một đường thẳng

b. Ta có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25oC. Độ tăng thể tích ở 25oC là 27,5cm3.

Cách làm:

Ta thấy: cứ tăng 10oC thì ΔV = 11 cm3.

Do đó cứ tăng 5oC thì ΔV = 11:2 = 5,5 cm3.

Vậy độ tăng thể tích ở 25oC là: 22 + 5,5 = 27,5 cm3.

Câu 19.7 trang 60 SBT Vật Lý 6

Câu 19.7 trang 60 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Một bình cầu đựng nước có gắn một ống thủy tinh như hình 19.3. Khi đặt bình vào một chậu đựng nước đá thì mực nước trong ống thủy tinh

A. mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống bằng mức ban đầu

B. mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu

C. mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên bằng mức ban đầu

D. mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu

Lời giải

Chọn B

Vì khi đặt bình vào một chậu đựng nước đá ở 0oC thì bình và chất lỏng co lại nên mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống. Sau đó khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước nở ra nên mực nước dâng lên cao hơn mức ban đầu.

Xem thêm:  Soạn Anh 10: Unit 3. Test yourself A | Giải Anh 10 | Myphamthucuc.vn

Câu 19.8 trang 61 SBT Vật Lý 6

Câu 19.8 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình 19.4 có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d1 > d2. Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì

A. mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2

B. mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1

C. mực nước trong ống thủy tinh dâng lên như nhau

D. mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi

Lời giải

Chọn B.

Vì khi tăng nhiệt độ thì thể tích chất lỏng tăng như nhau nhưng d1 > d2 nên chiều cao h2 > h1.

Lưu ý: thể tích của hình trụ = diện tích đáy x chiều cao, diện tích đáy tỷ lệ với đường kính của đáy.

Câu 19.9 trang 61 SBT Vật Lý 6

Câu 19.9 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Ba bình 1, 2, 3 (H.19.5a) có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng đầy nước, bình 2 đựng đầy rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ của ba bình cho tới khi mực chất lỏng trong ba ống thủy tinh dâng lên bằng nhau (H19.5b). Khi đó:

A. nhiệt độ ba bình như nhau

B. bình 1 có nhiệt độ thấp nhất

C. bình 2 có nhiệt độ thấp nhất

D. bình 2 có nhiệt độ thấp nhất

Lời giải

Chọn C.

Khi tăng nhiệt độ rượu nở ra vì nhiệt nhiều nhất nên để thể tích bằng nhau thì bình rượu có nhiệt độ thấp nhất.

Câu 19.10 trang 61 SBT Vật Lý 6

Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?

A. thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC

B. thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC

C. thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC

D. thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC

Lời giải

Chọn B.

Trọng lượng riêng được xác định bằng công thức: d = P/V. Do vậy nếu cùng một lượng nước, trọng lượng P không thay đổi thì d tỷ lệ nghịch với thể tích V.

Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra (V giảm). Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra (V tăng). Vì vậy, ở 4oC nước có trọng lượng riêng lớn nhất và ở thể lỏng.

Câu 19.11 trang 61 SBT Vật Lý 6

Khối lượng riêng của rượu ở 0oC là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 50oC, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì thể tích của rượu tăng thêm 1/1000 thể tích của nó ở 0oC.

Xem thêm:  Top 4 bài Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay | Myphamthucuc.vn

Lời giải

Gọi V1 là thể tích của rượu ở 0oC.

Khi tăng thêm 1oC thì thể tích rượu tăng thêm:

Câu 19.11 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Khi tăng thêm 50oC thì thể tích rượu tăng thêm:

V = 50V = 50 x 0,001V1 = 0,05V1

Thể tích rượu ở 50oC: V2 = V1 + 0,05.V1 = 1,05V1

Khối lượng riêng của rượu ở 0oC và ở 50oC lần lượt là:

Câu 19.11 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6 (ảnh 2)

Câu 19.12 trang 61 SBT Vật Lý 6

Câu 19.12 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Dụng cụ vẽ ở hình 19.6 dùng để đo sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Ở nhiệt độ t1oC mực nước trong ống thủy tinh ở vị trí số 0, ở nhiệt độ t2oC mực nước trong ống thủy tinh ở vị trí số 5. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên ống thủy tinh là 1cm3

a. Hỏi khi tăng nhiệt độ từ t1oC lên t2oC, thể tích chất lỏng tăng lên bao nhiêu cm3?

b. Kết quả đo đó có chính xác không? Tại sao?

Lời giải

a. Thể tích chất lỏng tăng thêm 5cm3

b. Kết quả đo không thật chính xác vì đã bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình và ống thủy tinh chứa nước

Câu 19.13 trang 61 SBT Vật Lý 6

Câu 19.13 trang 61 SBT Vật Lý 6 | Giải SBT Vật Lí 6

Hình 19.7 vẽ thí nghiệm dùng để minh họa sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước. Hãy dựa vào hình để trả lời các câu hỏi sau:

a. Ở thí nghiệm hình 19.7a, nước được đưa tới nhiệt độ nào?

b. Ở thí nghiệm hình 19.7b, nước được đưa tới nhiệt độ nào? Thể tích của nước thay đổi như thế nào từ thí nghiệm hình 19.7a sang thí nghiệm hình 19.7b?

c. Ở thí nghiệm hình 19.7c, nước được đưa tới nhiệt độ nào? Thể tích của nước thay đổi như thế nào từ thí nghiệm hình 19.7b sang thí nghiệm hình 19.7c?

d. Từ các thí nghiệm rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của nước?

Lời giải

a. Ở thí nghiệm hình 19.7a nước được đưa tới nhiệt độ 1oC

b. Ở thí nghiệm hình 19.7b nước được đưa tới nhiệt độ 4oC. Thể tích của nước giảm từ thí nghiệm hình 19.7a sang thí nghiệm hình 19.7b.

c. Ở thí nghiệm hình 19.7c nước được đưa tới nhiệt độ 7oC. Thể tích của nước tăng từ thí nghiệm hình 19.7b sang hình 19.7c.

Từ 0oC → 4oC: nước co lại khi đun nóng

-Từ 4oC trở lên: nước nở ra

Thể tích của nước ở 4oC nhỏ nhất

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu