/tmp/trauv.jpg “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”. | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

“Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”. | Myphamthucuc.vn

trantien08

11:08:29 22-Aug-2021

a. Giải thích để rút ra ý nghĩa của câu ngạn ngữ

– Đối xử với bản thân bằng lí trí: cách ứng xử với bản thân mình. Mỗi người cần có khả năng tự nhận thức, tự đánh giá về mình một cách tỉnh táo, sáng suốt và có phần khắt khe.

Chính điều đó mới giúp ta có thể nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.

– Đối xử với người khác bằng tấm lòng: cách ứng xử với mọi người. Với người khác chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá bằng lòng yêu thương và sự bao dung. Điều đó sẽ giúp người gần người hơn, tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng. Khi đối xử với người khác bằng tấm lòng ta sẽ được đón nhận tấm lòng. Cái được nhận lại cũng chính là cái mà ta đã từng cho đi.

=> Câu ngạn ngữ Nga đã nêu ra bài học về cách ứng xử của con người với bản thân và với người khác: Với bản thân phải nghiêm khắc, với mọi người phải vị tha, độ lượng.

b. Suy nghĩ của cá nhân

– Câu ngạn ngữ đúng. Bởi trong thực tế cuộc sống việc lí trí với bản thân và độ lượng với mọi người là rất cần thiết.

Xem thêm:  Truyện ngắn Lão Hạc giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng? | Myphamthucuc.vn

– Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt để tránh những cách ứng xử cực đoan không mang

lại kết quả tốt đẹp:

+ Quá lí trí với bản thân sẽ khiến ta trở thành người sống nguyên tắc, cứng nhắc, thậm chí khô khan, giáo điều. Người như vậy sẽ không biết cách đối xử với người khác bằng tấm lòng. Vì vậy trong những tình huống khác nhau của cuộc sống mỗi người cũng cần phải biết đối xử với chính mình bằng tấm lòng. Một người chỉ có thể khoan dung với người khác khi biết độ lượng với bản thân mình.

+ Quá dễ dãi khi dành tấm lòng cho người khác như: yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, vị tha không đúng người…cũng sẽ làm hại đến mọi người xung quanh, bản thân dễ bị người xấu lạm dụng. Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng cũng có lúc, có người, có việc rất cần sự lí trí. Có như vậy ta mới đủ tỉnh táo và sáng suốt nhìn nhận, đánh giá vấn đề để có cách ứng xử cho đúng.

– Bài học nhân sinh cho bản thân: Cần vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên. Hãy tùy vào thực tế cuộc sống mà ta lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bản thân mình và mọi người.

a. Giải thích để rút ra ý nghĩa của câu ngạn ngữ

– Đối xử với bản thân bằng lí trí: cách ứng xử với bản thân mình. Mỗi người cần có khả năng tự nhận thức, tự đánh giá về mình một cách tỉnh táo, sáng suốt và có phần khắt khe.

Xem thêm:  Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật? | Myphamthucuc.vn

Chính điều đó mới giúp ta có thể nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.

– Đối xử với người khác bằng tấm lòng: cách ứng xử với mọi người. Với người khác chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá bằng lòng yêu thương và sự bao dung. Điều đó sẽ giúp người gần người hơn, tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng. Khi đối xử với người khác bằng tấm lòng ta sẽ được đón nhận tấm lòng. Cái được nhận lại cũng chính là cái mà ta đã từng cho đi.

=> Câu ngạn ngữ Nga đã nêu ra bài học về cách ứng xử của con người với bản thân và với người khác: Với bản thân phải nghiêm khắc, với mọi người phải vị tha, độ lượng.

b. Suy nghĩ của cá nhân

– Câu ngạn ngữ đúng. Bởi trong thực tế cuộc sống việc lí trí với bản thân và độ lượng với mọi người là rất cần thiết.

– Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt để tránh những cách ứng xử cực đoan không mang

lại kết quả tốt đẹp:

+ Quá lí trí với bản thân sẽ khiến ta trở thành người sống nguyên tắc, cứng nhắc, thậm chí khô khan, giáo điều. Người như vậy sẽ không biết cách đối xử với người khác bằng tấm lòng. Vì vậy trong những tình huống khác nhau của cuộc sống mỗi người cũng cần phải biết đối xử với chính mình bằng tấm lòng. Một người chỉ có thể khoan dung với người khác khi biết độ lượng với bản thân mình.

Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 7. LANGUAGE FOCUS  | Myphamthucuc.vn

+ Quá dễ dãi khi dành tấm lòng cho người khác như: yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, vị tha không đúng người…cũng sẽ làm hại đến mọi người xung quanh, bản thân dễ bị người xấu lạm dụng. Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng cũng có lúc, có người, có việc rất cần sự lí trí. Có như vậy ta mới đủ tỉnh táo và sáng suốt nhìn nhận, đánh giá vấn đề để có cách ứng xử cho đúng.

– Bài học nhân sinh cho bản thân: Cần vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên. Hãy tùy vào thực tế cuộc sống mà ta lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bản thân mình và mọi người.