/tmp/zqnyb.jpg Định nghĩa vật chất của Lênin. Phân tích nội dung và ý nghĩa | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Định nghĩa vật chất của Lênin. Phân tích nội dung và ý nghĩa | Myphamthucuc.vn

Định nghĩa vật chất của Lênin. Phân tích nội dung và ý nghĩa – Mẫu 1

Định nghĩa vật chất của Lênin được diễn đạt như sau:

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

I. Nội dung định nghĩa vật chất nêu trên gồm những khía cạnh cơ bản sau:

1. Vật chất là một phạm trù triết học.

“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay ngành khoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).

“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn.

Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.

2. Vật chất là thực tại khách quan.

Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.

Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.

3. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác.

Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ý thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm giác (ý thức) “sinh ra sau”, là tính thứ hai.

Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ thuộc vào vật chất.

Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ý thức vì chưa có con người. Đây  ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức.

Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người. Đây là ví dụ cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất. Như thế, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Để hiểu thêm về ý thức, mời bạn đọc bài viết: Nguồn gốc, bản chất của ý thức.

4. Vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh.

Vật chất là một phạm trù triết học, tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu hiện qua các dạng cụ thể (sắt, nhôm, ánh sáng mặt trời, khí lạnh, cái bàn, quả táo…) mà các giác quan của con người (tai, mắt, mũi…) có thể cảm nhận được.

Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại, phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện.

Nói rộng ra, tư duy, ý thức, tư tưởng, tình cảm… của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người.

II. Định nghĩa vật chất của Lênin có nhiều ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận to lớn:

1. Bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất.

Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, Lênin đã thừa nhận: Trong thế giới hiện thực, vật chất có trước cảm giác (ý thức), vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác (ý thức).

Luận điểm này bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất chỉ là phức hợp của những cảm giác (Platon,…), hoặc vật chất là sự tha hóa của “ý niệm tuyệt đối” (Heghen,…).

Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học: Vật chất có trước hay ý thức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước.

2. Phủ nhận thuyết không thể biết về vật chất.

Thuyết không thể biết cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan, những tri thức mà con người biết được về thế giới khách quan chỉ là hư ảo, giả dối, không có thật.

Khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh…, Lênin đã nhấn mạnh: Bằng những phương pháp nhận thức khác nhau, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như thế, luận điểm này đã phủ nhận thuyết không thể biết.

Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không? Lênin khẳng định là có.

Với niềm tin có thể nhận thức được thế giới, con người sẽ có thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực để chinh phục tự nhiên, sáng tạo nên những giá trị phục vụ cuộc sống của con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Con người sẽ không rơi vào thế bị động, bỏ mặc số phận mình cho một thế lực siêu nhiên nào đó.

3. Khắc phục những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.

Với định nghĩa vật chất của Lênin, chúng ta hiểu rằng không có một dạng cụ thể cảm tính nào của vật chất, hay một tập hợp nào đó các thuộc tính của vật chất, lại có thể đồng nhất hoàn toàn với bản thân vật chất.

Vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức được hay chưa, đã biết về nó hay chưa.

Với những luận điểm rút ra này, định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục những quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc về vật chất như: Vật chất là các dạng cụ thể như cái bàn, cái ghế, ánh sáng mặt trời, quả táo, nước, lửa, không khí…; đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học.

4. Định hướng các khoa học cụ thể trong việc tìm kiến các dạng hoặc hình thức mới của vật thể.

Khẳng thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, không bao giờ biến mất, luôn luôn vận động, định nghĩa vật chất của Lênin đã cổ vũ các nhà khoa học (nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh học…) kiên trì, đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất để tìm ra những kết cấu mới, những dạng thức thuộc tính, quy luật vận động mới của vật chất, từ đó làm phong phú, sâu sắc hơn kho tàng tri thức của nhân loại.

Ví dụ tiêu biểu là vào tháng 9/1995, tại Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), theo lý thuyết về phản hạt, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm tạo ra được 9 phản nguyên tử, tức là 9 phản vật thể đầu tiên.

5. Cho phép xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội.

Trong việc nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của Lênin đã giúp chúng ta xác định được cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt tới.

Ta có thể tìm thấy vật chất trong lĩnh vực xã hội ở ở các hoạt động thực tiễn của con người, tiêu biểu là hoạt động sản xuất vật chất để nuôi sống con người và phát triển xã hội.

Định nghĩa vật chất của Lênin giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất, trên cơ sở đó, con người có thể tìm ra các phương tán tối ưu để thúc đẩy xã hội phát triển.

Định nghĩa vật chất của Lênin. Phân tích nội dung và ý nghĩa – Mẫu 2

Lê nin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 10. WRITE | Myphamthucuc.vn

Trong định nghĩa này, Lê nin đã chỉ rõ:

– “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

– Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

– “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

– “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách quan” (vật chất) chính là nguồn gốc nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức). 

Định nghĩa của Lê nin về vật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Định nghĩa vật chất của Lê nin có ý nghĩa:

1) Chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất.

2) Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

3) Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sau nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính. mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG VẤN ĐỀ NÀY

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử – xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xen xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.

I) Nguồn gốc của ý thức

1) Thuộc tính phản ánh của vật chất và sự ra đời của ý thức

– Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại.

– Cùng với sự tiến hóa của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.

– Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

2) Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển của ý thức

* Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác.

– Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để tạo ra của cải vật chất.

– Lao động của con người là hành động có mục đích tác động vào thế giới vật chất khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

– Trong quá trình lao động, bộ não người được phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển.
* Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ
– Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy”. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.

– Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trao đổi chúng giữa các thế hệ. Chính vì vậy Ăng-Ghen coi: lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức. 

Lao động và ngôn ngữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức.

II) Bản chất của ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan cửa thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức lâu hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.

– Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác sáng tạo thế giới.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất, của ý thức có tính xã hội.

Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất.

III) Ý nghĩa phương pháp luận

1) Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí.

2) Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC NẮM VỮNG VẤN ĐỀ NÀY TRONG NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

I) Phạm trù vật chất

II) Phạm trù ý thức

III) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

a) Vật chất quyết định ý thức:

– Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất.

– Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức.

b) Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:

– Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm với một mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất.

– Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người dựa trên các tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu phương hướng thực hiện; xác định các phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy.

– Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.

c) Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác như: chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan v.v…

Xem thêm:  Nhận định về Truyện Kiều ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

d) Ý nghĩa phương pháp luận

– Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét và trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.

– Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

– Cần phải chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí; cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào điều kiện vật chất hoàn cảnh khách quan.

HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ DÓ.

A) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1) Khái niệm mối liên hệ phổ biến:

Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2) Nội dung và tính chất của mối liên hệ:

– Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan.

– Mối liên hệ phổ biến tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

– Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng. Các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng. Vì thế, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.

Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian … Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.

– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cụ thể.

B) Nguyên lý về sự phát triển

1) Khái niệm phát triển

– Phát triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Từ khái niệm trên cho thấy:

+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát triển.

+ Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi biến đổi nói chung. còn phát triển là sự vận động có khuynh hướng – và gắn liền với sự ra đời của cái mới hợp quy luật.

2) Nội dung và tính chất của sự phát triển

Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng là khuynh hướng chung của thế giới.

– Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa, liên tục.

– Sự phát triển thường diễn ra quanh co phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc có sự thụt lùi tạm thời.

– Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.

3) Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển

– Quan điểm biện chứng xem sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ở trong sự vật.

– Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển, vì họ thường tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Sau này, khi khoa học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát triển của sự vật, buộc họ phải nói đến sự phát triển. Song với họ, phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

C) Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững hai nguyên lý này:

Nguyên lý về liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần phải có quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật và với các sự vật và hiện tượng khác.

+ Phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật.

Nếu khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là vận động đi lên thì trong nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi: phải phân tích sự vật trong sự phát triển, cần phát hiện được cái mới, ủng hộ cái mới, cần phải tìm nguồn gốc của sự phát triển trong bản thân sự vật.

* Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Với cách xem xét, nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật V.I. Lê-Nin đã coi quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là ”hạt nhân của phép biện chứng”, bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật; và là “chìa khóa” giúp chúng ta nắm vững thực chất của các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

A) Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)

1) Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến

– Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lặp.

– Mâu thuẫn có tính khách quan, vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biến – tồn tại trong tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy).

– Do mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến, nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp. Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn, mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Vì vậy, cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể.

2) Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau

– Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.

* Chú ý:

Trong quy luật mâu thuẫn; khái niệm “thống nhất” và “đồng nhất” thường được dùng cùng một nghĩa. Nhưng cũng có lúc, khái niệm “đồng nhất” được hiểu theo

nghĩa là sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. 

Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách tời với sự đấu tranh giữa chúng, bởi vì trong quy định, ràng buộc lẫn nhau, hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau.

– Phát triển là một sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:

+ Quá trình hình thành và phát triển của một mâu thuẫn: lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt; sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập; khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có sự chuyển hóa -mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.

+ Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa), thì không có sự phát triển. Chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới, nên các hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau và cũng có thể chuyển hóa lên hình thức cao hơn…

Xem thêm:  Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện | Myphamthucuc.vn

– Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập, trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa dạng, phức tạp, gián đoạn.

* Tóm lại:

Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hóa giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

B) Ý nghĩa phương pháp luận

Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn, chúng ta có thể rút ra mấy kết luận sau đây:

– Phải thừa nhận tính khách quan về mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, có nắm được nó mới nắm được bản chất của sự vật và khuynh hướng vận động và phát triển của chúng. Lê-nin cho rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức của các bộ phận của nó, đó là thực chất… của phép biện chứng”.

– Phải biết phân tích thật cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau thì mâu thuẫn cũng khác nhau; mỗi sự vật, mỗi quá trình đều có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn lại có đặc điểm riêng của nó; quá trình phát triển của một mâu thuẫn, ở mỗi giai đoạn của nó, mâu
thuẫn và mỗi mặt đối lập của nó lại có những đặc điểm riêng.

– Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập. Bất kỳ mâu thuẫn nào, bất kỳ giai đoạn nào của mâu thuẫn, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, chứ không phải bằng con đường điều hòa giữa chúng. Đó là sự khác nhau căn bản giữa những người cách mạng với những người theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, thủ tiêu đấu tranh cách mạng.

PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BÊN TRONG VÀ MÂU THUẪN BÊN NGOÀI MÂU THUẪN CƠ BẢN VÀ MÂU THUẪN KHÔNG CƠ BẢN Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NẮM VỮNG VẤN ĐỀ NÀY

Mâu thuẫn mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. Các sự vật, quá trình khác nhau mâu thuẫn có khác nhau, Mỗi sự vật quá trình lại có nhiều mâu thuẫn, mỗi một mâu thuẫn có đặc điểm riêng, và ngay cả quá trình phát triển của một mâu thuẫn, ở mỗi giai đoạn, từng mặt đối lập của nó lại có vai trò riêng. Cho nên: cần phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể.

A) Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

1) Khái niệm

– Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại của các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.

– Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa những mặt đối lập thuộc các sự vật khác nhau. Song, sự phân biệt hai mâu thuẫn này có tính tương đối, phụ thuộc vào phạm vi quan hệ được xem xét.

2) Vai trò của hai loại mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật

– Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định sự vận động, phát triển của sự vật vì nó là nguyên nhân của sự “tự thân vận động”. Nó không tách rời với mâu thuẫn bên ngoài.

– Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của sự vật: Mâu thuẫn bên ngoài phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy được tác dụng.

3) Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này

– Nếu mâu thuẫn bên trong quyết định sự vận động phát triển của sự vật, thì trong thực tiễn muốn tác động làm cho sự vật vận động, phát triển, trước hết cần phát hiện, tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn bên trong. Mặt khác. cũng không nên coi nhẹ những ảnh hưởng của mâu thuẫn bên ngoài, vì giải quyết mâu thuẫn bên ngoài, cũng có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của sự vật.

Trong quá trình học tập và công tác của bản thân cần phát huy tính độc lập, tự chủ phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn của bản thân, đồng thời cần chủ động tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè, với tinh thần thực sự cầu thị và sáng tạo.

B) Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

1) Khái niệm

– Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn xuất phát từ bản chất của sự vật, nó quy định quá trình tồn tại và phát triển của sự vật và là cơ sở nảy sinh các mâu thuẫn khác.

– Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, có ảnh hưởng đến quá trình vận động, phát triển của sự vật. Trong các sự vật phức tạp có thể có nhiều mâu thuẫn cơ bản.

2) Vai trò của hai loại mâu thuẫn này đối với sự vận động, phát triển của sự vật

Mâu thuẫn cơ bản xuất phát từ bản chất của sự vật, quy định sự tồn tại của sự vật và có tác dụng chi phối và làm nảy sinh những mâu thuẫn không cơ
bản.

Mâu thuẫn không cơ bản tuy đóng vai trò phụ thuộc, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của sự vật.

3) Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững hai loại mâu thuẫn này.

– Trong nhận thức cần phải xác định đúng mâu thuẫn cơ bản, thì mới hiểu đúng được bản chất của sự vật. Trong thực tiễn xã hội, có xác định đúng mâu thuẫn cơ bản, thì mới xác định được đường lối chiến lược của cách mạng một cách khoa học

PHÂN TÍCH MÂU THUẪN CHỦ YẾU VÀ MÂU THUẪN KHÔNG CHỦ YẾU MÂU THUẪN ĐỐI KHÁNG VÀ MÂU THUẪN KHÔNG ĐỐI KHÁNG Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG VẤN ĐỀ NÀY

A) Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu

1) Khái niệm

– Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật. Nó có tác dụng quyết định đối với những mâu thuẫn khác trong cùng một giai đoạn của quá trình đó.

– Mâu thuẫn không chủ yếu là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định.

* Cần chú ý:

+ Việc phân ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu là có ý nghĩa tương đối. Bởi vì tùy theo hoàn cảnh cụ thể, có những mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, nhưng trong điều kiện khác lại được coi là không chủ yếu và ngược lại.
+ Mâu thuẫn chủ yếu thường là hình thức biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu cũng là quá trình giải quyết dần dần mâu thuẫn cơ bản.

2) Ý nghĩa phương pháp luận

– Trong cách mạng, việc xác định mâu thuẫn chủ yếu rất quan trọng. Nó giúp cho cách mạng xác định được kẻ thù trước mắt, đề ra nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và có sách lược phù hợp để đưa cuộc cách mạng tiến lên.

– Trong hoạt động thực tiễn, mỗi người, mỗi ngành cũng cần tìm ra mâu thuẫn chủ yếu của bản thân, của ngành mình để có hướng tập trung vào công việc chính, trước mắt để giải quyết kịp thời.

B) Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Đây là loại mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong những xã hội có giai cấp đối kháng.

1) Khái niệm

– Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoàn người có khuynh hướng đối lập nhau về lợi ích cơ bản.

– Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng có khuynh hướng đối lập nhau về lợi ích không cơ bản

2) Tính chất và phương pháp giải quyết hai loại mâu thuẫn này là khác nhau

a) Tính chất:

Mâu thuẫn đối kháng có xu hướng phát triển ngày càng gay gắt lên, còn mâu thuẫn không đối kháng có xu hướng ngày càng dịu đi

b) Phương pháp và biện pháp giải quyết:

+ Mâu thuẫn đối kháng nhìn chung thường được giải quyết bằng bạo lực cách mạng.

+ Mâu thuẫn không đối kháng thường được giải quyết bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục phê bình và tự phê bình.

Song dù tiến hành bằng phương pháp nào thì cả hai loại mâu thuẫn đó đều phải giải quyết bằng đấu tranh chứ không thể bằng cách dung hòa, điều hòa giữa các mặt đối lập.

3) Ý nghĩa phương pháp luận:

– Trong thực tiễn cách mạng không được lẫn lộn hai loại mâu thuẫn này để tránh phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Nếu mâu thuẫn đối kháng mà xác định thành mâu thuẫn không đối kháng thì sẽ dẫn đến “hữu khuynh”. Ngược lại, mâu thuẫn kháng đối kháng – thành mâu thuẫn đối kháng thì sẽ dẫn đến “tả khuynh” trong việc giải quyết mâu thuẫn. Do đó, cần phải phân tích và giải quyết một cách khoa học hai loại mâu thuẫn này.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu