/tmp/cdcxz.jpg
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu – 8,0 điểm)
MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. tổng hợp phân đạm.
B. tổng hợp ammoniac.
C. làm môi trường trơ trong luyện kim,điện tử.
D.sản xuất axit nitric.
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. giấy quỳ mất màu.
D. giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm:
A. FeO, NO2, O2.
A. Fe, NO2, O2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe2O3, NO2.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.
B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
C. Photpho đỏ có cấu trúc
D. Photpho đỏ tan tốt trong các dung môi hữu cơ thông thường.
Câu 5: Phương pháp nào sau đây dùng để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao trong công nghiệp?
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng
B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng
Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của
A. P.
B. P2O5.
C. PO3-.
D. H3PO4.
Câu 7: Phản ứng nào dưới đây không thể dùng để điều chế oxit của nitơ?
A. NH4NO3
B. Cu + dung dịch HNO3
C. CaCO3 + dung dịch HNO3
D. NH3 + O2
MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)
Câu 8: Trong điều kiện thích hợp, nitơ phản ứng được với tất cả các chất của dãy nào sau đây?
A. Li, H2, Al.
B. Fe, H2, Al.
C. H2, O2, Ag.
D. O2, Cu, Mg.
Câu 9: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?
A. NH4ClNH3 + HCl
B. NH4HCO3 NH3 +H2O+CO2
C. NH4NO3 NH3 +HNO3
D. NH4NO2 N2 +2H2O
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + HNO3 → NO + … Chất X không thể là
A. Fe(NO3)2.
B. Cu.
C. Fe(OH)3.
D. Fe3O4.
Câu 11: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng là:
A. Cu, S, FeO, CuO.
B. Na2CO3, Al, Fe2(SO4)3, KCl.
C. Au, Mg(OH)2, Fe2O3, NaCl.
D. Ag, P, AlCl3, Na2SO4.
Câu 12: Photpho đóng vai trò chất oxi hóa khi tác dụng với
A. Ca.
B. O2.
C. Cl2.
D. HNO3.
Câu 13: Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. Ca(HPO4).
B. (NH4)3PO4.
C. Na3PO4.
D. Na2HPO4.
Câu 14: Khi cho urê vào dung dịch Ca(OH)2 thì
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. xuất hiện kết tủa trắng và sinh khí có mùi khai.
D. xuất hiện khí mùi khai.
Câu 15: Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3.
B. KOH, Na2O, NH3, K2CO3.
C. CuSO4, MgO, KOH, NH3.
D. HCl, NaOH, Na2CO3, NH3.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 16: Từ m kg N2 điều chế được 89,6 m3 NH3 (đktc) với hiệu suất phản ứng là 25%. Giá trị của m là (Cho N=14)
A. 56.
B. 224.
C. 42.
D. 168.
Câu 17: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,15 mol Cu trong dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được NO (sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,0.
B. 0,5.
C. 0,6.
D. 1,2.
Câu 18: Trộn dung dịch chứa x mol H3PO4 với dung dịch chứa y mol KOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,22 gam muối K2HPO4 và 4,24 gam K3PO4. Tỉ lệ x : y là (Cho: K=39, H=1, O=16, P=31)
A. 7:12.
B. 1:3.
C. 1:2.
D. 5:12.
Câu 19: Một loại phân supephotphat kép chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là (Cho: Ca=40, P=31, O=16, H=1)
A. 39,76%.
B. 42,25%.
C. 45,75%.
D. 48,52%.
Câu 20: Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là (Cho: H=1, O=16, N=14)
A. 80%.
B. 5.
C. 60%.
D. 85%.
Phần 2: Tự luận (2 câu – 2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: Na3PO4, NaNO3, NaCl, (NH4)3PO4.
Câu 2 (1,0 điểm): Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, CuO, Cu2O có số mol bằng nhau vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,568 lít NO2 và 0,672 lít NO (thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính số mol mỗi oxit trong X.
———– HẾT ———–
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan: 20×0,4 = 8,0 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
B |
D |
C |
C |
B |
B |
C |
A |
C |
C |
A |
A |
A |
C |
B |
B |
D |
D |
B |
A |
Phần 2. Trắc nghiệm tự luận: 2×1,0 = 2,0 điểm
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
– Nêu được phương pháp nhận biết – Viết được các phương trình phản ứng nhận biết |
0,5 0,5 |
2 |
Qui đổi hỗn hợp X thành 3 nguyên tố là Fe, Cu và O Gọi nFeO = nFe3O4 = nCuO = nCu2O = x nFe = 4x, nCu = 3x, nO = 7x Viết các sơ đồ nhường và nhận e của các nguyên tố. Bảo toàn e: 12x + 6x = 14x + 0,07 + 0,09 → x = 0,04 |
0,25 0,25
0,5 |