/tmp/esqtz.jpg
Nội dung bài viết
Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.
VD:
1 + 2 + 3
5 x 4 : 2
Giá trị biểu thức là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức. Giá trị biểu
thức là kết quả của các phép tính.
VD:
Biểu thức: 13 + 20 + 10 = 43
Trong đó:
13 + 20 + 10 là biểu thức
43 là giá trị của biểu thức
VD: Tính giá trị của biểu thức
20 + 50 – 22
= 70 – 22
= 48
VD: Tính giá trị của biểu thức
40 + 49 : 7
= 40 + 7
= 47
Nếu biểu thức chứa các loại dấu ngoặc như: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Sau đó thực hiện các phép tính ngoài ngoặc.
VD: Tính giá trị biểu thức
10 + 20 + (50 – 10)
= 10 + 20 + 40
= 70
Thực hiện các phép tính trong các ngoặc (), [], {} thì thực hiện theo thứ tự như sau: ngoặc tròn () đến ngoặc vuông [] và cuối cùng là ngoặc nhọn {}.
VD: Tính giá trị của biểu thức
36 + 4 x [30 + (20 – 4)]
= 36 + 4 x [30 + 16]
= 36 + 4 x 46
= 36 + 184
= 220
Các con hoặc cha mẹ hướng dẫn con học toán lớp 3 dạng toán tính giá trị của biểu thức nên bắt đầu từ các dạng toán cơ bản, dần lên nâng cao. Có như vậy, các con mới có thể nắm vững các quy tắc tính giá trị biểu thức. Nên bắt đầu dạy con các dạng toán từ 2 đến 3 phép tính.
Dưới đây là các bài tập toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức từ cơ bản đến nâng cao, các con và cha mẹ tham khảo:
Bài 1:
Tính các giá trị biểu thức sau:
a) 20 – 5 + 10
b) 60 + 20 – 5
c) 25 + 30 – 7
d) 49 : 7 x 5
e) 56 : 7 x 4
Bài 2:
Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 25 – (20 -10)
b) 80 – (30 + 25)
c) 125 + (13 + 7)
d) 416 – (25 – 11)
e) (65 + 15) x 2
f) 48 : (6 : 3)
g) (74 – 14) : 2
h) 81 : (3 x 3)
Bài 1:
a) 25
b) 75
c) 48
d) 35
e) 32
Bài 2:
a) 25 – (20 – 10)
= 25 – 10
= 15
b) 80 – (30 + 25)
= 80 – 55
= 25
c) 125 + (13 + 7)
= 125 + 20
= 145
d) 416 – (25 – 11)
= 416 – 14
= 402
e) (65 + 15) x 2
= 80 x 2
= 160
f) 48 : (6 : 3)
= 48 : 2
= 24
g) (74 – 14) : 2
= 60 : 2
= 30
h) 81 : (3 x 3)
= 81 : 9
= 9
Con cần nắm chắc các kiến thức cơ bản và phương pháp tính giá trị biểu thức lớp 3 để làm các dạng bài nâng cao dưới đây.
Bài 1:
Tính nhanh giá trị của biểu thức
a) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
b) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213
c) 52 + 37 + 48 + 63
Bài 2:
Tính tổng giá trị của dãy số
a) 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 (có 111 số 7)
b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + … + 2015
Bài 3:
Có 108 chiếc tất, được xếp đều vào trong 3 ngăn tủ. Hỏi mỗi ngăn tủ có bao nhiêu tất?
Bài 1:
a) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
= 24 x (5 + 3 + 2)
= 24 x 10
= 240
b) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213
= 213 x (37 + 39 + 23 + 1)
= 213 x 100
= 21300
c) 52 + 37 + 48 + 63
= (52 + 48) + (37 + 63)
= 100 + 100
= 200
Bài 2:
a) 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 (có 111 số 7)
= 7 x 111 – 777
= 777 – 777
= 0
b) Dãy số có số các số hạng là:
(2015 – 1) : 1 + 1 = 2015 (số hạng)
Giá trị của dãy số trên là:
(2015 + 1) x 2015 : 2 = 2031120
Đáp số: 2031120
Bài 3:
Bài giải:
Mỗi ngăn tủ có số chiếc tất là:
108 : 3 = 36 (chiếc)
Mỗi ngăn tủ có số đôi tất là:
36 : 2 = 18 (đôi)
Đáp số: 18 đôi tất.