/tmp/pjtvr.jpg Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối | Myphamthucuc.vn

Tham khảo dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Mẫu số 1

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Tác giả Hồ Chí Minh:

+ Bậc anh hùng cứu quốc của dân tộc Việt Nam.

+ Là nhà văn hoá lớn, nhà thơ lớn.

– Tác phẩm: Bài thơ là một trong số 134 bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện sâu sắc phong cách thơ của Hồ Chí Minh.

– Đó là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

2. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ

a) Vẻ đẹp cổ điển:

– Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người lúc chiều tối. Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ (dẫn chứng).

– Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ với ý nghĩa tượng trưng tạo nên tính chất hàm súc cho bài thơ.

+ Hình ảnh cánh chim: biểu tượng cho không gian lẫn thời gian, là tín hiệu cho buổi hoàng hôn.

+ Hình ảnh chòm mây: biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời.

– Thể thơ tứ tuyệt, lời ít ý nhiều, để lại nhiều dư ba.

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: chỉ bằng vài nét chấm phá mà ghi lại linh hồn của tạo vật và gợi được nỗi niềm của nhà thơ.

b) Vẻ đẹp hiện đại:

– Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, người con gái xay ngô là những hình ảnh của hiện thực.

+ Cánh chim mỏi: chữ “mỏi” thể hiện sự cảm nhận rất sâu cái bên trong của sự vật. Đó là cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống. Đó là cánh chim của tự do, của ước mơ sum họp. Đấy cũng là niềm khao khát của người tù.

+ Chòm mây cô đơn trôi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm dừng. Thế nhưng phong thái của người tù vẫn rất ung dung, tự tại, phong thái của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn làm chủ hoàn cảnh.

+ Hình ảnh người con gái xóm núi xay ngô tối là hình ảnh của con người lao động, hiện lên sinh động, khỏe khoắn, tích cực, là trung tâm của bức tranh Chiều tối.

+ Sự rực hồng của bếp lửa, hình ảnh này đã xua tan đi bóng tối, giá rét, mang đến cho người tù niềm vui của sự sống, của hơi ấm.

=> Hình ảnh thơ giản dị mà chứa đựng được những tình cảm rất đỗi đời thường và một nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

– Sự vận động của tứ thơ: đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui.

=>Thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác.

– Tâm hồn Bác:

+ Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

+ Đồng cảm, chia sẻ với muôn loài, đặc biệt là nỗi vất vả của những con người lao động. Đó cũng là tình cảm quốc tế vô sản trong sáng.

+ Tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực.

=> Đó là một tâm hồn nghệ sĩ mà rất chiến sĩ.

3. Đánh giá chung:

– Khẳng định lại vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã góp phần làm nên thành công của bài thơ Chiều tối và phong cách thơ của Hồ Chí Minh.

-Qua đó đã làm toát lên hình tượng nhân vật trữ tình: Người vừa có tâm hồn thi sĩ vừa có cốt cách của người chiến sĩ. Bác có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nghị lực phi thường.

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Mẫu số 2

I/ Mở bài:

– Giới thiệu tg, tp

II/ Thân bài:

1. Nhan đề – Chiều tối:

– Đó là một sự cảm nhận thời gian của Bác khi rơi vào hoàn cảnh tù đày. Từ đó mà thời gian tâm trạng có độ dài gấp trăm lần thời gian vật chất -> vận dụng thi liệu phương Đông, Bác gắn kết cổ điển với hiện đại

Xem thêm:  Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là | Myphamthucuc.vn

– Ý thức về thời gian của Bác càng biểu hiện rõ nét. Lấy “Chiều tối” làm thi đề cho bài thơ, Hồ Chí Minh đã tạo nên mạch chảy có tình truyền thống trong thơ -> vẻ đẹp cổ điển

  • Sự hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại đã được Bác khai thác ngay từ nhan đề

2. Hai câu đầu:

a) Phân tích thơ:

– Nhà thơ vẽ ra cảnh thiên nhiên trong vùng sơn cước, chim mỏi về rừng:

Phiên âm:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không ;”

* Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;”

* Cổ điển:

– Những nét quen thuộc trong thi ca cổ điển: cánh chim, chòm mây, bầu trời dưới ngòi bút chấm phá của nhà thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên với cánh chim trở lại rừng và chòm mây lẻ loi trôi lững lờ

– Nội dung thơ ngấm chất thi liệu xưa

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chính là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp cổ điển cho cả bài thơ

– Ngày xưa Lý Bạch từng mô tả không gian “Chúng điểu cao phi tận – Cô vân độc khứ nhàn”, và chúng ta có thể nhận ra nét quen thuộc ấy trong những câu thơ này của Hồ Chí Minh

– Dưới những bút pháp chấm phá trong đường thi, Bác đã tạo ra những sự đối lập:

  • Cảm nhận không gian cũng giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim, chòm mây với bầu trời rộng lớn

  • Những cánh chim mỏi, chòm mây côi như mang theo một nỗi niềm, tâm trạng của một người tù nơi đất khách quê người. Thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn tỏ ra thái độ ung dung –>Bác đã hòa mình vào thiên nhiên, thần thái ấy được bộc lộ qua hai từ “mạn mạn” mang nét quen thuộc trong thơ Đường, mang một sắc thái ung dung, nhẹ nhàng

* Hiện đại:

– Những cánh chim trong thơ cổ thường mông lung, mơ hồ:

  • Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi”

  • Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thót về rừng”

  • Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

-> Những cánh chim của Hồ Chí Minh mang theo sự khác biệt -> Cánh chim của Bác được miêu tả qua hình ảnh thơ hiện đại

– Bác đồng thời bộc lộ tâm trạng, thể hiện con người mình với một khát vọng tự do, tự tại, một vẻ đẹp tâm hồn qua cái nhìn ấm áp với thiên nhiên, một sự cảm thương với cảnh vật xung quanh, một sự ung dung, yêu đời -> Đó chính là con người có tấm lòng nhân đạo to lớn.

Những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa hay đó chính là sự hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh

b) Nghệ thuật:

– Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại trong thơ

– Sự cảm nhận không gian của nhhững nhà thơ xưa

– Sử dụng thi liệu xưa để nói lên tâm trạng của nhà thơ

– Bằng bút pháp chấm phá trong đường thi, nhà thơ đã ghi lại linh hồn của tạo vật và mở ra một không gian tâm trạng

2. Hai câu cuối:

a) Phân tích thơ:

– Hình ảnh con người lao động và bầu trời đang dần đi vào tối:

* Phiên âm:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”

* Dịch thơ

“Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng”

* Cổ điển:

– Bút pháp gợi mà không tả cùng nghệ thuật lấy sáng tả tối trong bài thơ qua nhãn từ “hồng”

– Dùng ánh sáng để tả tối chính là nghệ thuật vô cùng đặc sắc của Bác khi đặt nhẵn từ “hồng” ở cuối bài thơ -> làm bài thơ sáng bừng lên, “hồng” chính là ánh sáng của hi vọng và niềm tin cho không gian tối của bài thơ

* Hiện đại:

– Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô, lò than rực hồng gợi lên một vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động xuất hiện trong thơ Bác -> nét mới trong thơ của Bác hay chính là một vẻ thơ hiện đại

– Bác đã hòa vào cái cảnh cực nhọc sau khi làm việc mệt mỏi, cực nhọc của người lao động. Bác cảm nhận và có sự đồng cảm

– Thơ Bác luôn có sự vận động: của cánh chim, của chòm mây, của con người lao động và ngay cả thời gian từ chiều cho đến tối, cách miêu tả từ cao đến thấp, từ xa đến gần

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 9 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

– Chữ “hồng” được coi là nhãn từ của bài thơ bởi: nó diễn tả thời gian vận động tự nhiên của bài thơ; nó xua tan bóng đêm, cái lạnh lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui

– Chữ “hồng: là ánh sáng niềm tin, lạc quan của con người trong màn đêm tối tăm. Hay chính là ý chí của con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã

  • Hình tượng thơ có sự vận động, khỏe khoắn, nhất quán, hướng từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ cô đơn lẻ loi đến ấm áp. Đó là đặc điểm của bút pháp hiện đại.

b) Nghệ thuật:

– Ở bàn nguyên tác, không cần nói “tối” mà ý thơ tự nhiên nói đến, lấy động tả tĩnh, vẽ mây tả trăng, không cần sắp đặt, rất tự nhiên, tài tình

– Bằng nghệ thuật điểm nhãn lấy ánh sáng để tả bóng tối, Hồ Chí Minh đã vẽ ra bức tranh sinh hoạt của con người (cổ điển)

– Nghệ thuật miêu tả không gian bằng bút pháp chấm phá

3. Nghệ thuật của cả bài thơ:

– Thời gian tâm trạng “Chiều tối” dài qua những thi liệu xưa của người phương Đông

– Nghệ thuật cổ điển chính là nét bút chấm phá tài năng của Bác đã vẽ nên những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, sự vật và cả con người lao động

– Thơ Bác luôn có sự vận động và kể cả bài “Chiều tối”, một quá trình vận động của thời gian, từ “chiều tối” (mở bài) -> “hồng” (kết bài) => nét hiện đại

– Sự cảm nhận không gian của Bác giống với những thi sĩ xưa

– Bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thật

  • Cảm nhận được vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại

III/ Kết bài:

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng, chủ nghĩa lác quan gắn liền với lòng nhân ái

– Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại

Dàn ý Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Mẫu số 3

1. Mở bài:

– Bài “Chiều tối” trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù” là một bài thơ không chỉ mang đến thành công về mặt nội dung mà còn cho thấy tài năng của tác giả về nghệ thuật trong việc sử dụng kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại.

2. Thân bài:

– Yếu tố cổ điển:

+ Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.

+ Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.

+ Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.

+ Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự “hồng”.

– Yếu tố hiện đại:

+ Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.

+ Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.

+ Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.

+ Tứ thơ vận động theo sự phát triển.

3. Kết bài:

– Khái quát về giá trị của bài thơ

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều Tối bài văn mẫu

     Chiều tối bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Chính sự kết hợp tài hoa ấy đã đem lại sự thành công cho tác phẩm.

     Vẻ đẹp cổ điển là vẻ đẹp có sự tiếp nối tinh hoa của văn học trung đại về cấu tứ, thi pháp, thi liệu,… Vẻ đẹp hiện đại là những sáng tạo độc đáo mà chỉ văn học hiện đại mới có. Sự kết hợp này không hề khó, nhưng để tạo nên tính hay, cái đặc sắc thì lại không hề đơn giản. Vậy nhưng bằng ngòi bút tinh tế, bằng tâm hồn rất đỗi thi sĩ, tài hoa Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp một cách tài tình chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ này.

     Tác phẩm mở đầu bằng hai câu thơ:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

     Màu sắc cổ điển trước hết được thể hiện trong hình ảnh cánh chim. Văn học trung đại hình ảnh cánh chim là thi liệu quen thuộc: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan) hay “Chim hôm thoi thót về rừng” (Nguyễn Du). Những cánh chim vào thời điểm trời chiều thường gợi thương, gợi nhớ về một quá vãng đã xa. Mặc dù sử dụng thi liệu cổ, nhưng màu sắc hiện đại trong hình ảnh thơ lại rất rõ nét. Nếu như trong thơ xưa những cánh chim thường bay về nơi vô định, gợi sự xa xăm, chia lìa đôi ngả, hoặc gợi lên sự phiêu dạt, không biết đi đâu về đâu. Cánh chim thường chỉ được miêu tả ở sự vận động bề ngoài. Thì trong thơ Bác cánh chim bay đi không hề vô phương hướng, mà có mục đích: “quy lâm tầm túc thụ”. Sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc chúng tìm về rừng để lấy chỗ nghỉ ngơi. Không chỉ vậy người đọc còn cảm nhận được cái bên trong, trạng thái của sự vật. Bác đã đưa cánh chim từ thế giới siêu hình trở về với thế giới thực tại.

Xem thêm:  Giải Toán 8: Bài 71 trang 103 SGK Toán 8 tập 1 | Myphamthucuc.vn

     Hình ảnh chòm mây cũng là hình ảnh đậm chất cổ điển, đám mây ấy ta bắt gặp trong câu thơ của Đỗ Phủ “Tái địa phong vân tiếp địa âm” (Đỗ Phủ)…. Ở đây Bác đã có sự tiếp thu hết sức tài tình. Chữ “mạn mạn” vừa gợi thần thái của cảnh, vừa cho thấy phong thái ung dung rất đỗi thi sĩ của người tù, khi nhìn ngắm quang cảnh thiên nhiên. Chòm mây được miêu tả “cô vân” tức cô đơn, lẻ loi gợi cho người đọc liên tưởng đến hoàn cảnh của Bác lúc bấy giờ: cô đơn, lẻ bóng. Bức tranh thiên nhiên hai câu đầu vừa cổ điển, vừa hiện đại, chúng không chỉ đơn thuần là khung cảnh thiên nhiên mà còn là tâm trạng của con người: người tù mệt mỏi sau một ngày dài di chuyển nhưng vẫn có tình yêu thiên nhiên tha thiết, qua đó còn ánh lên sự bản lĩnh, kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

     Nếu trong thơ cổ thiên nhiên luôn là trung tâm của bức tranh, con người chỉ là một chấm nhỏ trong bức tranh đó:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

                                    (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

     Thì đến với thơ Bác lại là một điều ngược lại hoàn toàn. Đây chính là nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Con người – thiếu nữa là trung tâm của bức tranh. Cô gái ấy hiện lên thật bình dị, mộc mạc mà vẫn vô cùng đẹp đẽ với công việc lao động của mình. Tuy công việc có phần cực nhọc, vất vả nhưng ấm áp hơi thở cuộc sống. Hình ảnh người con gái trẻ trung, đầy sức sống đã khiến cho bức tranh mang trong mình một vẻ đẹp nữa, vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, tinh thần lạc quan.

     Đặc biệt trong câu thơ cuối hình ảnh lò than đã rực hồng, chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ, không chỉ làm bừng sáng bức tranh cuộc sống, mà còn làm bừng sáng của bài thơ. Hình ảnh lò than chính là tâm điểm của bức tranh. Với hoạt động của con người, với sự xuất hiện của lò than, cuộc sống nơi sơn cước này không còn u tịch, lặng lẽ mà ấm áp, tràn ngập sức sống. Trong nguyên văn, bài thơ không dùng bất cứ chữ tối nào để nói về màn đêm đã buông xuống, nhưng khi đọc ta vẫn cảm nhận được sự vận động của thời gian chuyển từ chiều sang tối hết sức tự nhiên. Lấy ánh sáng để nói về bóng tối, lấy ánh sáng rực hồng của lò than để nói về màn đêm đã buông từ lâu, ánh sáng của lò than trong đêm rực rỡ hẳn lên. Hình ảnh lò than đã rực hồng là một biểu tượng thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của Bác vào con đường cách mạng. Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng cũng chính là quá trình vận động tất yếu của cách mạng.

     Bài thơ chỉ vẻn vẹn với bốn câu thơ nhưng đã cho thấy sự tài hoa của Bác khi kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đặc sắc cho bài thơ. Bài thơ đã làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người, tuy ở hoàn cảnh tù đầy nhưng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không bao giờ vơi cạn, Đồng thời còn ánh lên tinh thần sắt đá, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của người chiến sĩ cách mạng.

—/—

Trên đây là Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu