/tmp/fsvgd.jpg
Tham khảo Dàn ý tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo lớp 10 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung bài viết
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.
– Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
– Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
– Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
– Nền văn hiến lâu đời
– Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
– Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
– Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc
→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
– Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
– Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
– Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,…
– Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
– Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,…
→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc
→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
– Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
– Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
– Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
– Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt
→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
III. Kết bài
– Khái quát, đánh giá lại vấn đề
– Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.
a) Mở bài
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
+ Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
+ Đại cáo bình Ngô là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt.
– Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt: đây là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài, tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
b) Thân bài
* Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
– Theo quan niệm Nho giáo: Tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
– Trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa là chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
=> Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại.
* Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô
– Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
– Nền văn hiến lâu đời
– Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
– Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
– Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
-> Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
=> Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”.
– Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
– Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,…
– Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
– Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,…
– Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,…
– Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,…
-> Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc.
=> Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.
– Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù
– Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
– Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
=> Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu.
– Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc
+ Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa:
+ Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
-> Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt.
=> Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
c) Kết bài
– Khái quát, đánh giá lại vấn đề trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo
– Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại hiện nay.
1. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình ngô đại cáo”.
– Sơ lược về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong ” Bình ngô đại cáo”.
2. Thân bài
– Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
– Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi:
+ Yêu nước, thương dân, khát vọng mang đến cuộc sống ấm no cho dân, quan tâm đến ý nguyện của dân.
+ Lên án tội ác của giặc Minh.
+ Vì dân trừ bạo.
– Tư tưởng nhân đạo đã chi phối Nguyễn Trãi có những hành động cụ thể: góp công sức vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh.
– “Bình ngô đại cáo” là bản cáo trạng đanh thép đối với kẻ thù xâm lược, thể hiện niềm tự hào về một dân tộc.
– Bản chất tốt đẹp của dân ta, luôn kiên cường trong mọi hoàn cảnh.
– Lời văn cô đọng, hàm súc, chứng cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ đầy thuyết phục.
– Hướng đến một tương lai tươi sáng, trên dưới vua tôi đồng lòng góp sức mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
3. Kết bài
– Khẳng định tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong ” Bình ngô đại cáo” và suy nghĩ về trách nhiệm bản thân đối với quê hương, đất nước.
—/—
Trên đây là Dàn ý tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo lớp 10 do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!