/tmp/zsgij.jpg
Để đạt được một bài văn hay thì hãy sở hữu cho riêng bản thân cách lập dàn ý thông minh, nhanh gọn trước bước đặt bút làm văn. Hiểu rõ hơn về cách lập dàn ý thế nào thì hãy đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ, rút ra cái riêng cho riêng bản thân qua dàn ý bên dưới đây về tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giới thiệu tác phẩm, tác giả
“Tám năm xa quê hương
Trăn năm gần Đồ Chiểu
Nay lòng ta càng hiểu
Thơ là súng là gươm”
(Lê Anh Xuân)
– Người nông dân nghĩa sĩ là hình tượng trung tâm của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ là nhân vật tập thể được Nguyễn Đình Chiểu tạc vào lịch sử bằng tất cả tình cảm tiếc thương quí trọng cảm phục của nhân dân…
– Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên xây dựng thành công hình tượng người nông dân trong văn học. Tiêu biểu là tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Lung khởi (2 cầu đầu): khái quát chung về khung cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của nghĩa sĩ
– “Hỡi ôi” là thán từ thể hiện niềm tiếc thương nghẹn ngào xót xa trong lòng người đứng tế. Họ đã nêu lên cảm tưởng khái quát về khung cảnh thời đại “súng giặt đât rền, lòng dân trời tỏ”.
+ Hình ảnh không gian to lớn (đất, trời), các từ ngữ biểu hiện trạng thái động thể hiện sự khuếch tán âm thanh và ánh sáng (rền, tỏ) tạo ấn tượng hoành tráng cho bức chân dung tượng đài được khắc họa.
+ Nghệ thuật đối lập trong hai câu văn làm nổi bật tình thế căng thẳng: một là sự hiện diện các thế lực vật chất xâm lược tàn bạo, bên còn lại là ý chí, nghị lực của lòng dân quyết tâm chống giặt cứu nước.
→ Một thời đại bão táp hiện ra tuy cuộc chiến không cân sức và vô cùng quyết liệt nghiêm trọng nhưng tấm lòng, ý chí yêu nước của người dân mạnh mẽ sáng ngời.
⇒ Hai câu lung khởi đã khái quát về cái chết của đội quân Cần Giuộc, 1 cái chết bất tử tiếng thơm còn mãi muôn đời.
2. Thích thực (Câu 3 → câu 15): Quá trình đi từ cuộc đời lao động nghèo đến cuộc đời chiến đấu vẻ vang.
– Lai lịch, nguồn gốc của người nghĩa sĩ
+ Họ vốn là người nông dân cả đời gắn bó với mảnh ruộng, việc thường nhật “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm” vì thế họ không quen với việc nhà binh “ tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”
+ “Cui cúc” gợi ra cuộc sống âm thầm lặng lẽ chịu thương chịu khó gắn bó với đồng ruộng. “Toan lo nghèo khó” quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn lo đói rách
→ Người nông dân có sự chuyển biến về tư tưởng tình cảm, họ căm thù giặc sâu sắc
– Họ sẵn sàng tham gia nghĩa quân “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. à Tinh thần tự nguyện, xả thân vì nghĩa lớn của người nông dân, bất chấp mọi thiếu thốn, khó khăn để tham gia chiến đấu vì mến nghĩa.
– Trung tâm của bức tranh chiến trận là hình ảnh người lính được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực với những vũ khí thô sơ, kinh nghiệm ít ỏi nhưng cái chết không làm họ nản lòng khi chiến đấu với vũ khí tối tân của giặc.
– Sự tương phản giữa vũ khí trang bị của người nông dân là những vật dụng hằng ngày trong cuộc sống lao động với kẻ địch là tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của hình tượng con người vùng lên như bão táp, nổi lên tính chất chính nghĩa của khối đại đoàn kết đại diện cho người dân.
→ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, giản dị, phép tu từ so sánh đối lập khắc họa thành công vẻ đẹp hình thức và phẩm chất tinh thần của người nông dân nghĩa sĩ tạo nên bức tượng đài bất hủ.
3. Ai vãn (câu 16 → câu 25): Lòng tiếc thương, đau xót và thái độ cảm phục của tác giả đối với nghĩa sĩ
– Đoạn hồi tưởng hào hứng, sôi nổi bao nhiêu thì càng lâm li thấm thía bấy nhiêu. Tác giả đã cất tiếng nói đồng vọng từ triệu con người, nhân dân cả nước đang hướng về nơi đầu sóng ngọn gió cuộc đời đụng độ với kẻ thù. Bao trùm là nỗi đau khôn cùng, nỗi đau của chính những liệt sĩ đã phải hy sinh khi chí nguyện chưa thành.
– Con người, cây cỏ, sông núi tất cả chìm trong đau thương, trong tiếng khóc. Họ khóc cho những người phải ra đi khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành. Khóc cho tình cảm đau thương của đất nước.
⇒ Bằng tình cảm tiếc thương và lòng ngưỡng mộ người nông dân nghĩa sĩ, nhà văn đã viết những câu văn xúc động thắm thiết. Đó không chỉ là tấm lòng của Đồ Chiểu mà còn là tấm lòng của cả dân tộc đối với những người nghĩa sĩ.
4. Đoạn kết: Còn lại. Ca ngợi linh hồn bất tử và nêu cao ý chí diệt thù.
– Lời khẳng định sâu sắc tận đáy lòng của tác giả: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”: trận chiến kết thúc, bao người nghĩa sĩ anh dũng hy sinh thì danh tiếng nghìn năm mãi còn lưu, luôn hướng về những người nghĩa sĩ cao đẹp
– Ca ngợi tinh thần không quản khó khăn, coi thường cái chết xả thân vì nghĩa, quên thân, đặt đất nước lên trên mà dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong anh dũng, niềm tiếc thương của người ở lại
– Khúc ca bi tráng tiếc thương của cả một dân tộc, của thời đại về những người anh hùng bất tử thát thế
→ Người nghĩa sĩ mãi mãi bất tử trong lòng non sông, con người.
– Tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ
– Lồng ghép suy nghĩ của bản thân.