/tmp/ypzqz.jpg Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn lập Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

     Nội dung chính: Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Dàn ý Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí – Mẫu số 1

Mở bài: 

     giới thiệu Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

     Trong các tác phẩm văn học, tác giả đưa các hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi vào ấy như con đò, bến nước, thiên nhiên, con người,…. Một trong những hình ảnh đặc sắc nhất là hình ảnh người chiến sĩ, người chiến sĩ ra chiến trường. bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu nêu rất sâu sắc và ý nghĩa về hình ảnh và tình cảm của những người chiến sĩ trên chiến trường với nhau.

Thân bài: 

Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

1. Cơ sở của tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

– Những người chiến sĩ ấy xuất thân từ những miền quê khác nhau, từ những vùng xa xôi khác nhau

– Mỗi người có những khó khăn, khổ cực khác nhau

– Nhưng họ chung chí hướng và gặp nhau tại chiến trường

– Họ chung cảnh ngộ, chung tinh thần, chung chí hướng và sát cánh bên nhau

2. Biểu hiện của tình đồng chí:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

…..

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

– Những người chiến sĩ ấy cảm thông hoàn cảnh của mình cho nhau

– Dù gặp khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời

– Tình cảm của những người chiến sĩ ấy rất sâu nặng và gắn bó sâu sắc

3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

– Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

– Một hình ảnh đẹp về tình đồng đội

Xem thêm:  Viết đoạn văn cảm nhận khổ 4 bài Viếng lăng Bác ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

– Sự gắn bó thân thiết và sâu sắc về tình đồng đội

Kết bài: 

nêu cảm nghĩ của em về tình đồng đội qua bài thơ

Ví dụ:

Qua bài thơ ta có thể cảm nhận được tình đồng đội sâu sắc của những chiến sĩ trong tác phẩm tình cảm chân thực, lạc quan và gắn bó với nhau.

Dàn ý Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí – Mẫu số 2

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.

+ Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.

Ví dụ: Hình ảnh người lính trong chiến đấu luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến, mỗi một thời kì người lính lại toát lên những vẻ đẹp khác nhau. Trong kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đưa đến cho chúng ta hình ảnh về những người lính giản dị

II. Thân bài

* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.

– Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

– Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

– Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.

– Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

– Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.

III. Kết bài

– Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.

– Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.

Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí 

Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí ngắn gọn nhất (ảnh 2)

     Viết về tình cảm đồng chí đồng đội trong những năm kháng chiến đã có những bài thơ rất hay, rất xuất sắc. Và trong chùm những tác phẩm ấy ta cũng không thể không nhắc đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Với ngôn ngữ bình dị, cách diễn đạt đặc biệt đã đem đến cho đề tài này một bài thơ mới lạ, độc đáo. Hình ảnh người lính hiện lên thật gần gũi, thân thương và cũng biết bao tự hào.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về lời cảm ơn | Myphamthucuc.vn

     Nếu hình ảnh người lính nông dân trong bài Nhớ của Hồng Nguyên hiện lên thật hồn nhiên, chân phác :

   Lũ chúng tôi

   Bọn người tứ xứ,

   Gặp nhau hồi chưa biết chữ

   Quen nhau từ buổi “Một hai”

   Súng bắn chưa quen,

   Quân sự mươi bài

   Lòng vẫn cười vui kháng chiến

     Thì người lính của Chính Hữu lại hiện lên với bao khó khăn, gian khổ : Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau: người từ vùng ven biển, người lại ở trung du khô cằn, họ vốn là những người xa lạ, nhưng vì mục đích, lí tưởng chung họ tụ hội về đây. Họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, hình ảnh “súng bên súng đầu sát bên đầu” vừa thể hiện được nhiệm vụ chiến đấu vừa thể hiện được lí tưởng bảo vệ độc lập dân tộc của các anh. Hơn nữa ông còn sử dụng điệp từ tạo nên âm điệu chắc khỏe, khắc họa đậm nét sự gắn bó bền chặt của những người lính.

     Đoạn thơ đầu kết thúc bằng hai chữ “đồng chí”, đây là hình thức câu đặc biệt, chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ hai chữ này thôi nhưng nó trở thành bản lề khép mở hai mạch thơ. Khép lại những cơ sở để tạo nên tình đồng chí cao đẹp và mở ra những biểu hiện đẹp đẽ, sáng ngời của thứ tình cảm trân quý ấy. Đồng thời hai chữ đồng chí cũng là cách Chính Hữu lí giải nguyên nhân vì sao tự bốn phương trời, từ nhiều nơi khác nhau họ lại tự nguyện gắn bó với nhau. Bởi họ là những người cùng ý chí, nguyện vọng, cùng lí tưởng chiến đấu để bảo vệ làng quê, bảo vệ những người yêu thương mà rộng ra là bảo vệ quê hương đất nước. Tình cảm cao đẹp đó là cơ sở, ngọn nguồn cho mọi sức mạnh của người lính nông dân.

     Lên đường trong tâm thế dứt khoát, nhưng không vì thế người lính không nhớ về quê nhà, nhớ về giếng nước gốc đa. Nỗi nhớ ấy như một nguồn động lực, cổ vũ, động viên người lính cố gắng hơn nữa trên con đường chiến đấu bảo vệ đất nước.

     Tác giả Chính Hữu đã có những nét chạm khắc vô cùng chân thực về hoàn cảnh sống gian lao, thiếu thốn của những người lính. Ông không dùng cái nhìn màu hồng, tô vẽ cuộc sống mà nhìn thẳng, nhìn thực, trực diện cuộc sống đó :

   Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

   Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

   Áo ánh rách vai

   Quần tôi có vài mảnh vá

   Miệng cười buốt giá chân không giày

     Năm tháng chiến đấu, hành quân xuyên rừng, người lính không chỉ bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, sự sống có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào, mà họ còn phải chịu sự thiếu thốn về vật chất: áo rách vai, quần vá, chân không giày. Nhưng điều khiến họ có thể vượt qua mọi khó khăn đó chính là tình đồng chí, đồng đội gắn bó khăng khít: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Chính những cái nắm tay ấm áp, đầy tình cảm đã giúp họ vượt qua mọi cơn sốt rét rừng, giúp họ vượt qua mọi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, để hướng tới lí tưởng, nhiệm vụ chung :

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 3 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

   Đêm nay rừng hoang sương muối

   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

   Đầu súng trăng treo

     Họ chủ động, tự tin, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến. Câu thơ cuối chỉ có bốn chữ, cô đọng, hàm súc, chứa đựng biết bao ý nghĩa trong đó. Về ý nghĩa tả thực: trong đêm phục kích giặc giữa nơi rừng núi hiểm trở, vầng trăng trở thành người bạn luôn kề vai sát cánh với người lính. https://educulum.com/van-hoc/ Về khuya trăng xuống thấp dần, nhìn từ xa có cảm giác trăng đang treo lơ lửng nơi đầu mũi súng. Không chỉ vậy với nhịp thơ 2/2 và từ gợi hình treo, ta có cảm tưởng vầng trăng đang lắc lư theo nhịp điệu chứ không hề tĩnh tại. Khiến cho khung cảnh trở nên sinh động hơn. Ngoài ra hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biểu tưởng. Ánh trăng và người chiến sĩ cũng chính là người chiến sĩ và thi sĩ, giữa thực tại và mơ mộng, giữa chiến tranh và hòa bình. Hai hình ảnh mặc dù đối lập nhau nhưng trong câu thơ của Chính Hữu lại hòa hợp với nhau đến bất ngờ. Cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, yêu đời của người lính, họ luôn cầm chắc tay súng để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc.

     Bằng lớp ngôn từ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, mang tính khái quát cao, tác phẩm đã ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng. Đồng thời tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực, giản dị mà cao đẹp hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.

—/—

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu Dàn ý Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết  xuất sắc của các bạn học sinh. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu