Hướng dẫn lập dàn ý Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
a) Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo
+ Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
+ Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc ta.
– Dẫn dắt và nêu vấn đề: nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.
b) Thân bài: Phân tích nội dung đoạn 1 Bình Ngô đại cáo
* Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.
– “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
+ Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)
– “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:
+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc
+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là “trừ bạo” – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
-> Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.
* Luận điểm 2: Lời tuyên ngôn độc lập.
– Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt
+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
– Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.
-> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.
=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.
“Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
– Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí
+ Lưu Cung – vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.
+ Triệu Tiết – tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.
+ Toa Đô, Ô Mã,… là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược.
=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
* Đặc sắc nghệ thuật
– Ngôn ngữ đanh thép
– Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
– Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,…
– Sử dụng những câu văn song hành,…
c) Kết bài
– Khái quát lại nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.
– Cảm nhận của em về đoạn thơ.
Mở bài
+ Khái quát những nét nổi bật về tác giả Nguyễn Trãi.
+ Giới thiệu nét chính về tư tưởng chủ đề của Đại cáo Bình Ngô.
Thân bài
+ Tư tưởng nhân nghĩa soi chiếu kết nối toàn tác phẩm.
+ Đại Việt là nước độc lập chủ quyền, có văn hiến, lịch sử riêng biệt.
+ Nhấn mạnh sự thất bại theo lịch sử của kẻ thù xâm lược.
Kết bài
+ Tóm lược nội dung cùng với nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô.
+ Liên hệ đến một số áng thiên cổ hùng văn khác như Nam quốc sơn hà, Tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
+ Thể hiện những suy nghĩ của bản thân khi phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo.
Có thể thấy, Đại cáo bình Ngô đã thể hiện sắc nét tư tưởng nhân nghĩa lấy nhân dân làm trọng. Nước ta là dân tộc “nhân nghĩa” khi dùng sức mạnh của lòng dân để đánh thắng những kẻ thù tàn bạo. Với nghệ thuật đặc sắc kết hợp với giọng điệu hùng tráng đã cho thấy lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Trãi đồng thời củng cố tinh thần dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt trong mỗi người…
1. Mở bài
Qua “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu nước ở một tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp, đó là tư tưởng nhân nghĩa ở đời. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện rõ nhất điều đó.
2. Thân bài
– “Việc nhân nghĩa” chỉ những hành động chính nghĩa vì dân, lấy dân làm gốc
– Việc nhân nghĩa trước nhất là phải lo trừ bạo
– Khẳng định văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài của Đại Việt
– Đại Việt qua bao thời đại vẫn đứng vững và kiêu hãnh trên trường quốc tế
– Sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa
3. Kết bài
Khái quát giá trị tác phẩm: Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.
Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã định nghĩa “nhân nghĩa” rất lạ. Theo ông “nhân nghĩa” tức là phải yêu dân, phải lo đặt hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì hạnh phúc đó.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” giờ đây không còn là khái niệm mà phải biến nó thành hành động, thành “việc nhân nghĩa”.
Vì cái đích rất cụ thể là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng…(Còn tiếp)
—/—
Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nêu cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !