/tmp/kvbqf.jpg
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Khoan: Một nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, một vị thủ tướng có đóng góp quan trọng vào con đường phát triển của đất nước
– “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ra đời đúng thời điểm như một kim chỉ nam để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm sẵn sàng vươn tới một kỉ nguyên mới
2. Thân bài
a. Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới
– Khẳng định trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế kỉ, cần chuẩn bị tốt hành trang để bước sang một thế kỉ mới thành công
– Nhấn mạnh sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất vì:
+ Con người lúc nào cũng là động lực phát triển của lịch sử
+ Con người giữ vai trò nổi trội trong nền kinh tế tri thức mà nền kinh tế này sẽ phát triển nổi trội vào thế kỉ mới
⇒ Cách đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, thuyết phục
b. Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước
– Tình hình thế giới:
+ Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại
+ Sự giao thoa sâu rộng giữa các nền kinh tế
– Nhiệm vụ của đất nước:
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa
+ Tiếp cận với nền kinh tế tri thức
⇒ Cách trình bày luận điểm logic chặt chẽ
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới
– Điểm mạnh của con người Việt Nam:
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới
+ Cần cù, sáng tạo
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong kháng chiến chống ngoại xâm
+ Bản tính thích ứng nhanh
– Điểm yếu của con người Việt Nam:
+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
+ Thiếu đức tính tỉ mỉ, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương
+ Thường ích kỉ, đố kị nhau trong đời sống thường ngày
+ Thái độ kì thị với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức
⇒ Lập luận song hành: đi liền với điểm mạnh là điểm yếu => cái nhìn trực diện, thông suốt, thấu đáo, không né tránh => Người Việt Nam nhận rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của mình
– Từ điểm mạnh, điểm yếu, đề ra nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới:
+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh: Phát huy điểm mạnh
+ Vứt bỏ điểm yếu
+ Làm cho lớp trẻ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, làm quen với những thói quen tốt đẹp
⇒ Lập luận chặt chẽ, logic, chắc chắn, giàu sức thuyết phục => Tài năng của một người tài năng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước
3. Kết bài
– Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
– Trình bày giá trị thờ đại của bài viết tới thời điểm hôm nay, liên hệ bản thân về việc phát huy những điểm mạnh, điểm yếu bản thân để phát triển đất nước trong tương lai