/tmp/whxzx.jpg
Hướng dẫn lập dàn ý Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
– Luận điểm 1: Hình ảnh người đi đường trên bãi cát – cuộc đời
+ Không gian, thời gian
+ Tư thế của con người
+ Nỗi niềm của nhân vật trữ tình
– Luận điểm 2: Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị
+ Nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình
+ Quy luật xưa nay về phường danh lợi
– Luận điểm 3: Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường.
+ Thiên nhiên đẹp hùng vĩ nhưng đầy khó khăn hiểm trở
+ Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát Cao Bá Quát: là một người hiểu biết, được nhân dân tôn súng “Thánh Quát”.
– Giới thiệu về “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
2. Thân bài
a. Hình ảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát
– “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.
=> Hình ảnh tả thực, gợi con đường đi khó khăn, nhọc nhằn, xa xôi, mờ mịt.
=> Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được cân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, nhọc nhằn, thử thách.
– Mặt trời lặn: sự tối tăm, mù mịt
– Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
+ Nước mắt rơi => khó nhọc, gian truân.
=> Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng đau khổ, mệt mỏi, chán chường.
b. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát
“Không học được….giận khôn vơi”
– Nhịp điệu đều, chậm, buồn: người đi tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh. Đó là nỗi ngao ngán của kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.
– “Xưa nay phường….bao người”
+ Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả (hơi men)
=> Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi. Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.
=> Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi của nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.
“ Bãi cát dài…ơi…”
– Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?
– Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượng => nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
– Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.
– “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân => phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.
+ Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trả, lúc dứt khoát => thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
3. Kết bài
Cảm nhận chung về bài thơ.
1. Mở bài
– Những nét chính về tác giả Cao Bá Quát: Một tác giả trung đại có cuộc đời bất hạnh nhưng hào hùng. Ông mang đến thơ văn sự độc đáo mới mẻ theo hướng bám sát hiện thực
– Giới thiệu Bài ca ngắn đi trên bãi cát: được sáng tác trên đường tác giả đi thi Hội. Bài thơ thể thiện tâm tư của một sĩ tử trên đường danh lợi
2. Thân bài
a. Bốn câu đầu
– Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
+ “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: Điệp từ gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận. ⇒ Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn
+ “Đi một bước lùi một bước”: sự vất vả, khó nhọc của người đi đường, đây vừa là cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả
+ “Mặt trời đã lặn chưa dừng được”: Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã, tâm trạng đau khổ.
+ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.
⇒ Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau, hình ảnh con đường như bất tận, mờ mịt, tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi
⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai
b. Tám câu tiếp
– “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: sử dụng điển tích, tác giả giận mình vì không có khả năng như Hạ Hầu Ấn có thể nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước ⇒ oán giận con đường công danh
– “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”
⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình
– “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người
– “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính lđang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít
– “Khúc đường cùng”: nghĩa biểu tượng, đây là bài ca về con đường cùng của chính tác giả, về sự bế tắc, tuyệt vọng của mình trước cuộc đời.
c. Ba câu cuối
– “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”
+ Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc
⇒ Thiên nhiên phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở, đi mà chỉ thấy phía trước là núi là biển mênh mông mịt mờ
+ Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt
⇒ Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: con đường đời đầy chông gai mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.
– “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng
⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
d. Nghệ thuật
– Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng.
– Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích
3. Kết bài
– Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
– Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi cùng.
1. Mở bài
– Tác giả: cuộc đời, phong cách thơ
– Tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung
2. Thân bài
a) Bốn câu đầu:Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
– Tác giả sử dụng điệp từ “bãi cát dài” để gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận. Hình ảnh tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.
– Câu thứ 2 cho ta thấy sự vất vả, khó nhọc của người đi đường. Là cảnh vừa thực vừa tượng trưng cho con đường công danh đầy gập ghênh của tác giả.
– Câu 3: tuy rằng mặt trời đã lặn nhưng con người vẫn còn đi, tâm trạng đau khổ.
– Câu 4: miêu tả nước mắt của người đi đường trong một không gian mù mịt, mênh mông, rất khó xác định được phương hướng.
=> KL: Nhà thơ cho ta thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai qua hình ảnh bãi cát dài mênh mông cứ nối tiếp nhau, con đường bất tận, mờ mịt tạo ra tình cảnh của người đi đường khó khăn và bất lợi.
b) Tám câu tiếp
– Từ “Không học … giận khôn vơi”: tác giả sử dụng điển tích, tự giân bản thân vì không có khả năng như Hạ Hầu Ân nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước. Nhưng suy cho cùng thì tác giả oán giận con đường công danh.
– Từ “Xưa này … đường đời”: Cái bả đối với cuộc đời người mà tác giả chỉ ra là công danh, danh lới khiến cho con người làm tất cả.
=> Sự chán ghét về danh lợi của Cao Bá Quát được bộc lộ rõ, ông nhận thức được bản thân không muốn đi vào con đường đó nhưng lại tuyệt vọng vì chưa tìm được hướng đi nào khác cho bản thân.
– 2 câu tiếp: Nhà thơ cho rằng công danh giống như việc con người thưởng thức rượu ngon, biết rằng uống vào sẽ say nhưng liệu có mấy ai tránh được cám dỗ đó.
– 3 câu tiếp: Cao Bá Quát nhận ra tính chất vô nghĩa trong lối khoa cử đương thời, tự trách móc và giận dữ bản thân khi nhận ra mà vẫn bước đi trên con đường ấy.
– Cụm từ “khúc đường cùng” mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng cho con đường cùng của tác giả, sự bế tắc cũng như tuyệt vọng trước cuộc đời.
c) Ba câu còn lại
– 2 câu đầu:
+) Nghĩa tả thực: Khung cảnh ngột ngạt, bó buộc. Mặc dù thiên nhiên Bắc Nam đều đẹp, đều hùng vĩ nhưng mỗi bước đi của con người chỉ thấy là biển và núi mênh mông mịt mờ.
+) Nghĩa biểu tượng cho cuộc đời bế tắc, ngột ngạt. Tượng trưng cho con đường đời phải dấn thân để mưu cầu công dan của kẻ sĩ Cao Bá Quát.
– Còn lại: Đây là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng của tác giả, tư thế dùng lại nhìn bố phía mà hỏi trời cao, hỏi chính lòng mình cho thấy sự mẫu thuẫn lớn đang đè nặng trong trí não của nhà thơ.
d) Nghệ thuật
– Thể thơ cổ
– Hình ảnh thơ: tính biểu trưng
– Biện pháp sử dụng: đối lập, sử dụng điển tích
3. Kết bài
– Tác phẩm, tác giả
– Giá trị nội dung và nghệ thuật
– Nêu nhận xét, ý kiến của bản thân
Cao Bá Quát (1808 — 1855) là nhà thơ lỗi lạc của nước ta trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; bài phú “Tài tử đa cùng phú” và bài thơ chữ Hán “Sa hành đoản ca” được nhiều người ca ngợi.
“Sa hành đoản ca” nghĩa là bài ca ngắn đi trên bãi cát nói lên bi kịch của kẻ sĩ trên bước đường công danh.
Bãi cát dài và con đường cùng trong “Sa hành đoản ca” được miêu tả đầy ám ảnh. Bãi cát dài được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài thơ. Con đường được nói tới là “đường cùng”: “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”.
Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng lại được miêu tả trong khoảnh khắc thời gian ngày tàn khi “mặt trời lặn”. Con đường cùng không chỉ “mờ mịt” và “ghê sợ” mà còn bị chặn lối, bị bủa vây:
“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt”.
Các hình ảnh ấy tượng trưng cho đường đời, con đường danh lợi nhiều gian nan, nguy hiểm.
Hình ảnh người đi đường trong bài thơ được khắc hoạ qua nhiều chi tiết chọn lọc. Bước đi thất thểu khó nhọc “Đi một bước như lùi một bước”. Nước mắt “lã chã rơi” vì tự thương mình. Khách đi đường vừa khó nhọc đi trên bãi cát mờ mịt vừa suy ngẫm. Lúc thì ước ao được “phép ngủ kĩ” của ông tiên. Lúc thì nghĩ về “hạng người danh lợi” đang tất tả ngược xuôi; và cảm thấy “người tỉnh thường ít mà người say vô số!”. Lúc thì than, hát khúc “đường cùng”; để rồi tự vấn lương tâm, tự trách mình: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
Qua hình ảnh người đi đường, nhà thơ giãi bày tâm sự bế tắc và chán ngán trên con đường công danh, con đường danh lợi. Tác giả tự trách, tự thương mình.
Nhân vật trữ tình trong”Sa hành đoản ca” lúc là “khách” (khách tử), lúc là “anh” (quân), lúc lại xưng là “ta” (ngã). Đó là sự hoá thân giữa khách thể và chủ thể trữ tình, để vừa tạo nên sự phong phú, uyển chuyển về giọng điệu, vừa để bộc lộ tâm sự, nói lên những suy ngẫm về hạng người danh lợi và con đường danh lợi xưa nay. Giọng thơ trở nên tâm tình, thổ lộ rất thấm thìa. Các câu hỏi tu từ trong bài thơ tạo nên bao ám ảnh và suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc:
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?
Bài “Sa hành đoản ca” cho ta thấy một phần nào con người và nhân cách của Cao Bá Quát. Là một bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời, không được trọng dụng, đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh.
Cao Bá Quát muốn nhắn gửi hạng người danh lợi đang tất tả ngược xuôi bài học nhiều nước mắt mà ông đã trải qua và cảm nhận
—/—
Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Dàn ý Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !