/tmp/vfezb.jpg Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tổng hợp Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm do Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Qua dàn ý và các bài văn mẫu được biên soạn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu, các cách hành văn khác nhau, qua đó có thể tiếp cận vấn đề cần nghị luận với cái nhìn đa chiều, mới mẻ hơn. Mời các bạn cùng xem!

Tinh thần trách nhiệm là gì?

– Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. 

– Tinh thần trách nhiệm chính là một trong những phẩm chất đáng quý, nó là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành công, thất bại cũng như sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân. 

– Bác Hồ từng nói: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,… là không có tinh thần trách nhiệm”.

Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Mẫu số 1

1. Mở bài

– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

Ví dụ: Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm sống có trách nhiệm

– Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân…; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.

+ Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

+ Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.

b. Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

– Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.

– Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

– Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

c. Biểu hiện của sống có trách nhiệm

– Đối với học sinh:

+ Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường

+ Có tinh thần yêu nước…

+ Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng

+ Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.

– Đối với công chức:

+ Thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho

+ Hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

+ Không vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm cho người khác bị thiệt thòi, ảnh hưởng.

– Đối với công dân:

+ Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật

+ Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.

+ Biết chia sẻ và yêu thươngTích cực tham gia các hoạt động tập thể

+ Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu.

+ Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ.

+ Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm.

+ Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa…

d. Ý nghĩa, vai trò của sống có trách nhiệm

– Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao

– Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

– Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

– Có được lòng tin của mọi người

– Thành công trong công việc và cuộc sống

– Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

e. Bàn luận mở rộng

– Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

g. Bài học nhận thức và hành động

– Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

– Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

– Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.

– Liên hệ bản thân: Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Mẫu số 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm

Trong cuộc sống, để có được lòng tin của của mọi người chúng ta cần phải thực hiện được lời hứa với người khác. Bên cạnh giữ lời hứa với người khác thì chúng ta cần có tinh thần trách nhiệm với hành động và lời nói của chính mình. chính vì thế mà tinh thần trách nhiệm rất quan trọng. để hiểu rõ hơn về tinh thần trách nhiệm ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn.

II. Thân bài:

Nghị luận về tinh thần trách nhiệm

1. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

– Là khi ai gia cho việc gi cũng hoàn thành

– Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận

– Là giữ lời hứa

– Chịu trách nhiệm với những gi mình làm

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

– Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

– Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

– Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

– Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

– Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

Xem thêm:  Bộ đề Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn

– Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

– Được lòng tin của mọi người

– Thành công trong công việc và cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm

– Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

– Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Bài mẫu 1

Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Cuộc sống khó khăn, bận rộn khiến chúng ta mỏi mệt và đôi khi trở nên lười biếng để rồi đến một lúc nào đó tự đánh mất đi tính kỉ luật, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính bản thân mình, với chính cuộc đời mình. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người lại cứ bận rộn chăm lo cho cuộc sống của bản thân để rồi họ bắt đầu sống tách mình ra khỏi cộng đồng, cho sống cho riêng bản thân mình, một số người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm. Lâu dần sự vô trách nhiệm ấy lại trở thành thói quen nguy hại đối với con người, từ một vài cá nhân rồi sau này sự vô trách nhiệm ấy ăn sâu vào cả một thế hệ, nếu cả xã hội thiếu đi tinh thần trách nhiệm thì cuộc sống của tất cả chúng ta sẽ thực sự trở nên khó khăn, sự phát triển xã hội sẽ bị kìm hãm nghiêm trọng.

     Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về khái niệm trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì, thế nào là người có tinh thần trách nhiệm? Câu trả lời rất đơn giản vì trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà mình phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có trách nhiệm là người luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù cho có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn hoàn thành được sứ mệnh được giao. Thế nhưng người vô trách nhiệm lại đối lập hoàn toàn, những người mang thói vô trách nhiệm thường có tính ỷ lại, ngại khó, sợ khổ và thường có phong thái làm việc dậm chân tại chỗ. Họ thường không dốc hết sức lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ, khi có ý tưởng hay ý kiến để giải quyết vấn đề thì họ cũng ít lên tiếng vì sợ mình sẽ phải gánh phần trách nhiệm đó. Những người như thế không có tinh thần cộng đồng, không có quyết tâm và không thể làm được việc lớn. Nếu người có tinh thần trách nhiệm dốc hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và họ dám nhận lỗi để sửa sai thì người không có trách nhiệm lại thường đùn đẩy và chối bỏ trách nhiệm, họ luôn bảo thủ và biện họ rằng mình đúng.

     Nguyên nhân dẫn đến thói vô trách nhiệm cũng rất đơn giản, đôi khi con người trở nên vô trách nhiệm vì sự lười biếng, thiếu quyết tâm. Cũng có những người ban đầu rất có trách nhiệm nhưng rồi phải sống trong môi trường toàn những kẻ vô trách nhiệm nên phải làm tất cả, lâu dần họ bắt đầu chán nản, mang trong mình suy nghĩ mình làm nhiều hơn hay tốt hơn cũng đâu có được gì hơn và rồi họ lại tự biến mình thành kẻ vô trách nhiệm. Chế độ khen thưởng hay khả năng lãnh đạo của những người đứng đầu cũng là một yếu tố, họ thiếu đi tình kịp thời và không khen thưởng hay có những chiến lược để khích lệ tinh thần trách nhiệm của nhân viên, điều này cũng khiến những nhân viên trách nhiệm không được phát huy hết khả năng của mình.

     Thử nghĩ đến một vài tình huống đơn giản trong cuộc sống như khi bạn được giao một công việc nào đó quá sức với mình, nếu thực sự mình là người có trách nhiệm thì sẽ cố gắng hết sức tìm tòi để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng nếu bạn là một người vô trách nhiệm thì sẽ luôn đem trong mình suy nghĩ công việc này quá sức đối với mình và tất nhiên không hoàn thành được cũng chẳng sao. Vậy là công việc bị trì trệ từ ngày này sang ngày khác, đến khi phải bàn giao công việc thì bản thân lại không hoàn thành nhiệm vụ, thử hỏi như thế thì có ai dám thuê bạn hay trả tiền cho bạn chỉ để bạn không chịu phấn đấu như thế.

     Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm cũng rất đúng đối với các em đang độ tuổi đến trường. Ai cũng biết học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được thành công trong học tập, và điều đó không ngoại lệ với bất kì ai. Cùng là học sinh, cùng được học tập trong một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm, họ tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Nếu gặp một bài toán khó thì họ sẽ tự tìm tòi giải quyết và khi có được câu trả lời thì họ lại có hứng thú, niềm vui hơn với môn học. Nhưng còn những em lười biếng, cứ thấy bài khó là bỏ không làm vì nghĩ bài này khó không làm các thầy cô cũng không phạt, cũng chỉ vì những suy nghĩ như thế mà em học sinh đó sẽ dần bị thụt lùi, thua kém bạn bè dẫn đến những mặc cảm trong học tập để rồi chán ghét môn học và mãi chẳng thể vượt qua được bản thân mình. Cứ thế, cứ thế bạn nhỏ sẽ chẳng thể nào tìm thấy ánh sáng thành công cho cuộc đời mình và phải sống một cuộc sống lặng lẽ, tẻ nhạt.

     Ta có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kì lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì đó chỉ là vài mẩu rác vứt bừa bãi, hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lí ra sông sẽ thu được nhiều lợi nhuận và điều đó sẽ giúp công ty phát triển hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm sẽ khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và nếu mọi người không thức tỉnh kịp thời sẽ không thể cứu vãn được.

     Thói vô trách nhiệm còn xuất hiện ngay trong gia đình của chúng ta. Nhiều người vô trách nhiệm với chính mái ấm của mình, họ vô tâm, thờ ơ và không coi trọng hạnh phúc gia đình để rồi gây ra những đau lòng không đáng có. Bạo lực gia đình, những vụ ly hôn hay con cái bất hiếu với cha mẹ giờ đây đã quá phổ biến. Họ đâu có biết trái tim khi đã bị sứt mẻ, chai sạn bởi những vết thương sẽ không thể lành lại. Những đứa con bé nhỏ tội nghiệp rồi sẽ thiếu thốn tình cảm, chúng trở nên bất hạnh rồi hơn thế nữa những đứa trẻ non nớt ấy sẽ trở nên vô cảm, không biết quý trọng hạnh phúc gia đình.

     Thói vô trách nhiệm rất xấu và nó để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Những người vô trách nhiệm sẽ dần đánh mất đi sự tín nhiệm của những người xung quanh, vô trách nhiệm với người khác khiến những mối quan hệ bị sứt mẻ và lâu dần sẽ chẳng còn ai xung quanh muốn giao lưu hay giúp đỡ những kẻ vô trách nhiệm như thế nữa. Thói vô trách nhiệm cũng khiến con người ta mất đi sự sáng tạo, khả năng tìm tòi và phát triển sự nghiệp của bản thân, họ sẽ trở nên dựa dẫm vào người khác và không thể thành công trong công việc, cuộc sống. Vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, rồi kéo theo là hàng loạt đau thương, mất mát mà những người thân của chúng ta phải gánh chịu. Xã hội có những kẻ vô trách nhiệm sẽ không thể phát triển và rơi vào tình trạng thụt lùi.

Xem thêm:  Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc | Myphamthucuc.vn

     Thói vô trách nhiệm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện và phấn đấu để không trở thành kẻ vô trách nhiệm. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh, sẵn sàng và nhiệt huyết hoàn thành công việc của mình. Chớ ngại khó, ngại khổ hay trì trệ công việc của mình. Cần nâng cao kỉ luật bản thân và tự kiểm điểm bản thân nếu không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Đây không chỉ là nhiệm vụ của vài cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng, cần lên án những kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm và học tập, tuyên dương những tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm để mọi người tiếp tục phát huy.

     Trách nhiệm không có nghĩa là tự mình làm tất cả vì sau cùng chúng ta cũng chỉ là những con người nhỏ bé và có giới hạn, vì vậy, cũng cần đến sự sẻ chia và giúp đỡ của mọi người để công việc được hoàn thiện hơn. Cần nhắc nhở, đôn đốc những người khác để họ tự hoàn thành công việc của mình, thay vì làm hết tất cả hãy hướng dẫn người khác để họ có thể tự làm và học hỏi.

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Bài mẫu 2

     Con người là nhân tố để cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xã hội. Ý thức trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển.

     Thế nào là sống trách nhiệm ? con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xóa mòn niềm tin của con người với nhau.

     Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Hay như lên xe buýt bạn bắt gặp một tên trộm đang móc túi người đi xe buýt, thay vì im lặng hãy lên tiếng và cùng mọi người ngăn cản hành động sai trái đó. Ra đường, thấy hành vi vứt rác bừa bãi hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống. Tất cả đều là hành vi có trách nhiệm thể hiện hành động đẹp, lối sống văn minh.

     Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa.

     Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.

     Tinh thần trách nhiệm cũng chính là dám làm dám chịu, dám nhận lỗi khi làm sai. Những cá nhân khi làm sai để lại hậu quả nghiêm trọng thì chối bỏ, đổ lỗi cho người khác, hay bác sỹ tắc trách khám chữa bệnh hời hợt, vô cảm những con người như vậy cần phải được trừng phạt một cách nghiêm khắc.

     Sống có trách nhiệm giúp cho xã hội văn minh, tiến bộ đất nước phát triển. Mỗi người nên tự ý thức hành động của bản thân để biết ứng xử cho đúng đắn, hợp lý trong các môi trường khác nhau của xã hội.

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Bài mẫu 3

     Con người luôn sống trong tập thể, cộng đồng nhất định và luôn chịu sự ràng buộc nhất định về nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm từ tập thể, cộng đồng ấy. Để xã hội phát triển ổn định, mỗi con người cần ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, nêu cao và thực hiện lối sống có trách nhiệm với bản thân, trong tập thể và cộng đồng.

     Sống có trách nhiệm là phải làm điều cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình công việc hoặc nhiệm vụ nào đó. Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.

     Mỗi con người có mối liên hệ chặt chẽ về mọi mặt đối với xã hội. Bởi vậy, sự thành công hay thất bại của cá nhân có ảnh hưởng đến xã hội. Bản chất của xã hội là sự tổng hòa các giá trị của rất nhiều cá nhân. Nghĩa là xã hội chỉ hình thành khi có nhiều cá nhân thống nhất lại với nhau về công việc, văn hóa, lịch sử, chính trị, tôn giáo… Ngược lại, chính xã hội đảm bảo các quyền hạn và lợi ích của mỗi cá nhân. Xã hội còn là môi trường để cá nhân sống, làm việc và khẳng định mình.

     Con người không thể tách mình ra khỏi đời sống xã hội. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải sống có trách nhiệm đối với xã hội để quyền hạn và lợi ích của mình được đảm bảo và đảm bảo lợi ích của người khác, góp phần phát triển và giữ gìn đất nước. Nhắc nhở thanh niên có ý thức về lối sống cao đẹp, nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Một người đâu phải nhân gian

Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi”.

     Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng và giúp đỡ. Người sống có trách nhiệm thường thành công trong công việc và trong cuộc sống.

     Không ai có thể một mình tạo ra tất cả. Những gì chúng ta có được hay sở hữu được một phần được tạo ra bởi người khác. Lợi ích của bản thân mỗi cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với gia đình, xã hội, đất nước. Bởi vậy, phải sống có trách nhiệm và luôn thực hiện trách nhiệm của mình một cách tốt nhất để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

     Trước hết phải xây dựng ý thức vững mạnh về lối sống có trách nhiệm. Là thanh niên, bạn cần phải sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Một số biện pháp tu từ thường gặp ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

     Phải xác định rõ ràng trách nhiệm của bản thân trong đời sống, kiên trì thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ, tích cực và sáng tạo trong học tập và trong lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao, khát vọng hướng đến tương lai.

     Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong. Thực hiện lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.

     Quyết liệt phê phán, tố cáo các hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho con người và đời sống xã hội. Phê phán những hành vi sống thiếu trách nhiệm. Cổ vũ, động viên mọi người thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội , đất nước.

     Chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

     Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội của địa phương và của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

     Cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết cộng đồng; lao động cần cù, sáng tạo; ham học tập, cầu tiến bộ, lòng nhân ái, khoan dung, trung thực, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tự giác thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Tự giác làm những điều cần làm, hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà không tính toán thiệt hơn.

     Bài học nhận thức: Sống có tinh thần trách nhiệm là một lối sống đúng đắn, vững mạnh, cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng. Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình. hãy nhớ rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn chứ không phải bất kì ai khác.

     Bác Hồ từng nhiều lần nhắc nhở các thế hệ thanh niên về trách nhiệm của mình đối với xã hội, quê hương, đất nước. Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ. Bản thân của mỗi cá nhân cần có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí độc lập, tự cường, tinh thần phấn đấu vươn lên vì Tổ quốc, góp phần đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức và lối sống.

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm – Bài mẫu 4

     Con người chính là một tế bào của xã hội. Đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một xã hội phồn vinh phát triển.

     Vì vậy, việc mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội là điều quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh, giàu mạnh

     Sống có trách nhiệm là gì? Trước tiên sống có trách nhiệm là sống tốt sống đẹp có trách nhiệm với tương lai của bản thân mình. Sống có mục đích, có ước mơ hoài bão, không bị những cám dỗ, những thói hư tật xấu lôi kéo mua chuộc. Sống đúng nguyên tắc làm người đã đặt ra.

     Người muốn sống có trách nhiệm thì trước tiên phải trách nhiệm với bản thân mình, tự mình có những nguyên tắc sống riêng, không nên để người khác nhắc nhở, hoặc làm những điều ảnh hưởng tới tương lai của chính mình.

     Sống có trách nhiệm với gia đình? Có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình khi trưởng thành lập gia đình riêng làm bố mẹ thì phải có trách nhiệm với con cái. Đó chính là trách nhiệm dưỡng dục báo hiếu cha mẹ, nuôi nấng chăm sóc con cái. Để làm một người sống có trách nhiệm chúng ta phải sống đúng chuẩn mực đạo đức, có lối sống tích cực lành mạnh.

     Sống có trách nhiệm với xã hội là sống có ích, đem sức lực, trí tuệ của mình làm ra những của cải vật chất để đóng góp sức mình cho xã hội. Góp sức mình xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

     Biểu hiện của lối sống trách nhiệm vô cùng đa dạng thể hiện ra bằng những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày khi con người biết sống đúng chuẩn mực, sống giản dị, làm tốt vai trò mà xã hội phân công cho mình. Nếu là một học sinh tuân thủ giờ giấc nội quy học đường, chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, cha mẹ. Là một người công nhân, nông dân thì cần tạo ra nhiều sản phẩm tốt phục vụ cho xã hội không tìm cách buôn gian bán lận, buôn bán thực phẩm bẩn.

     Người có trách nhiệm là người dù là công việc nhỏ nhất cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Là học sinh thì chúng ta cần chăm chỉ học hành để báo đáp công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô và chuẩn bị kiến thức cho tương lai vào ngày mai. Trong gia đình chúng ta cần phải lễ nghĩa có trách nhiệm với cha mẹ. Sau này khi cha mẹ già yếu chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già đó chính là trách nhiệm, là hiếu đạo của người làm con.

     Sống trách nhiệm với xã hội là sống không thờ ơ bàng quan với những thói hư tật xấu trong xã hội, không làm ngơ vô tâm trước những cái xấu cái ác. Ví dụ nhiều người thấy hành vi móc trộm điện thoại trên xe bus, vì sợ liên lụy mà không dám lên tiếng bênh vực. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm của với xã hội, dung túng cho cái xấu cái ác trong xã hội phát triển.

     Trong xã hội bên cạnh những người sống có trách nhiệm có nguyên tắc sống tích cực lành mạnh thì vẫn còn có những người sống vô trách nhiệm về mọi mặt. Họ vô trách nhiệm với chính bản thân mình khi tham gia vào thói ăn chơi lêu lổng, sống không có mục đích, ước mơ hoài bão. Chính cách sống đó của những con người này làm nên gánh nặng cho gia đình, người thân và xã hội.

     Những người sống vô trách nhiệm sẽ kéo lùi sự phát triển của xã hội, chính vì vậy ta cần phải giáo dục con người sống có trách nhiệm. Đặc biệt là các bạn trẻ sẽ là những mầm non tương lai của đất nước góp phần xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp thì cần có lối sống tích cực có trách nhiệm.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu