/tmp/pdner.jpg Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tổng hợp Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai do Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Qua dàn ý và các bài văn mẫu được biên soạn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu, các cách hành văn khác nhau, qua đó có thể tiếp cận vấn đề cần nghị luận với cái nhìn đa chiều, mới mẻ hơn. Mời các bạn cùng xem!

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Mẫu số 1

1. Mở bài:

Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:

– Với HS lớp 12 – những HS cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.

– Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận sau này.

2. Thân bài:

* Giải thích “nghề “: Là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.

* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:

– Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:

+ Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực …

+ Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …

– Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:

+ Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.

+ Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm …

– Quan điểm chọn nghề: (HS trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa dẫn chứng)

+ Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân

+ Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (chiều cao, sức khỏe, tài chính, lý lịch,…)

+ Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.

+ Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình

–> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống sung túc, ổn định “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

– Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (HS tự do trình bày tuy nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã hội)

* Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.

– Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.

3. Kết luận: Khái quát lại vấn đề …

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Mẫu số 2

1. Mở bài:

– Giới thiệu tầm quan trọng của nghề nghiệp? Nó là một thứ không thể thiếu ở bất cứ con người nào, bởi con người không thể tồn tại nếu không có lao động, lao động tạo nên nghề nghiệp.

– Nghề nghiệp là thứ mà con người lựa chọn, chính vì thế: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.

2. Thân bài:

a) Nghề nghiệp là gì?

– Nêu lên tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay, nghề nghiệp có quyết định lên tính cách của con người hay không, hay con người quyết định nghề nghiệp.

– Nghề nghiệp tạo nên điều gì trong cuộc sống, nếu không có nghề nghiệp con người có tồn tại được không ?

– Khẳng định lại tầm quan trọng của nghề nghiệp từ xưa đến nay : Ông cha ta đã coi trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nghề nghiệp là do con người lựa chọn, chính vì vậy mỗi người sẽ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như trình độ của chính mình trong cuộc sống.

b) Việc lựa chọn nghề nghiệp phải chú ý tới những đặc điểm gì?

– Chọn nghề nghiệp theo năng lực

– Chọn nghề nghiệp được ưa chuộng

– Chọn nghề minh yêu thích

c) Những tấm gương chọn nghề nghiệp?

. Tấm gương Bác Hồ.

. Tấm gương Lỗ Tấn.

d) Làm thế nào để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn ?

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về việc chọn nghề.

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Mẫu số 3

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay: Có thể nói, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc trọng đại và là bước ngoặt trong cuộc đời mà thanh niên hiện nay đang dành sự quan tâm ở mức độ cao

2. Thân bài

a. Nghề nghiệp là gì?

– Nghề: Là việc làm mang tính ổn định, đem lại giá trị thu nhập phục vụ nhu cầu cuộc sống của người làm việc

– Nghiệp: Là sự đam mê, sự gắn bó và đôi khi là “cái giá phải trả” của nghề, người ta thường có câu “nghề nào nghiệp đó”

b. Tầm quan trọng của việc chọn nghề nghiệp

– Ảnh hưởng tới cuộc sống

– Ảnh hưởng tới quá trình làm việc

– Tình hình lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

– Thuận lợi: Xã hội phát triển, ngành nghề đa dạng, tự do chọn lựa

– Khó khăn: Đòi hỏi của xã hội, tư duy quan niệm sai lầm

– Giải pháp cho vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên:

Xem thêm:  Lý thuyết Sinh 9: Bài 50. Hệ sinh thái | Soạn Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

– Ý thức năng lực của bản thân

– Mở rộng cách hướng nghiệp không nhất thiết phải học đại học

3. Kết bài

* Rút ra bài học nhận thức và hành động

Cố gắng học tập và rèn luyện hoàn thiện bản thân

Tập trung vào những khả năng, năng lực ưu tú của bản thân

Dàn ý nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Mẫu số 4

1. Mở bài:

– Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:

+ Với học sinh lớp 12 – những học sinh cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.

+ Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận sau này.

2. Thân bài:

* Giải thích: “Nghề“ là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.

* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:

– Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:

+ Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực …

+ Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …

– Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:

+ Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.

+ Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm …

– Quan điểm chọn nghề: (trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa dẫn chứng)

+ Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân

+ Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (chiều cao, sức khỏe, tài chính, lý lịch,…)

+ Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.

+ Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình

=> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống sung túc, ổn định “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

– Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (Học sinh tự do trình bày tuy nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã hội)

* Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.

– Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.

3. Kết bài:

– Khái quát lại vấn đề: Cảm nghĩ của bản thân về việc chọn nghề

Nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Bài mẫu 1

      Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc xã hội giúp cuộc sống của ta được phù hợp hơn với xã hội trong mọi thời đại.

      Hiện nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đang rất băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt đối với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành mình yêu thích rồi mới xác định đi làm. Còn một số bạn khác lại muốn đi làm để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống dù ít hay nhiều.

      Mỗi một con người sinh ra đã khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến cách lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người mỗi khác.Có những người muốn lựa chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích không quan tâm lương ra sao. Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đã ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó.

      Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp và đúng đắn với xã hội. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức thu nhập khác nhau. Có nghề làm ra được nhiều tiền, có nghề làm được ít tiền nhưng những nghề đó sẽ là nền tảng sự nghiệp cho tương lai về sau. Khi con người ta đã có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là thành công. Mà thành công thì rất quan trọng với mỗi người khiến con người ta ai cũng muốn với tới.

      Khi ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không xác định từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự lựa chọn của mình các thanh niên trẻ hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đang thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được không thì cơ hội việc làm của bạn chọn là rất dễ.

      Hiện nay tình trạng sinh viên đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành mà xã hội đã đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay đi làm trái ngành. Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân. Nếu bạn lựa chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là không có gì đáng tiếc.

      Dù xã hội có ra sao có phát triển đến mấy thì nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Nó sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều thứ có thêm thu nhập phụ giúp cho bản thân, gia đình và tạo cho bạn một chỗ dựa ổn định để bạn duy trì trong tương lai.

Xem thêm:  REVIEW NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN | Myphamthucuc.vn

      Như vậy ngay khi còn là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục đích rõ ràng rồi cố gắng học tập rèn luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ dựa địa vị trong xã hội để trở thành một con người có ích cho đất nước góp phần làm cho xã hội phát triển đi lên giàu mạnh. Và mỗi người cần ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Đây là một vấn đề khó mà ít người có thể xác định đúng ngay từ đầu mà có những người phải trải qua rất nhiều khó khăn thất bại và rút ra được nhiều bài học cho bản thân thì mới xác định được đúng. Vậy nếu chúng ta chọn sai đồng nghĩa chúng ta đang đi trên một con đường khác không phải là thành công làm cho chúng ta bị tụt lùi so với xã hội và dần lâu ngày chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật là tẻ nhạt chỉ toàn một màu đen và làm cho cuộc sống không có ý nghĩa.

      Nhưng một bộ phận thanh niên nhỏ trong xã hội lại buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi xa lánh vào những tệ nạn xã hội. Dẫn đến chọn cho mình những công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có nguồn gốc,…gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. Những công việc này không chỉ có hại đối với bản thân mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hội. Nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước làm cho đất nước không thể phát triển để sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới được.

      Chính vì thế mà các bạn thân niên trẻ hiện nay cần cân nhắc thật kĩ trước khi chọn cho mình một công việc nào đó vì những công việc ấy sẽ đi theo bạn, trang trải cho bạn cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời. Và điều đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn con người có một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Bài mẫu 2

      Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

                               (Một khúc ca xuân)

      Đúng vậy, sống trên đời đâu chỉ có nhận mà không cho. Chúng ta đã được nhận quá nhiều từ tình thương của ba, sự chăm sóc của mẹ và từ cuộc sông này… Giờ đây, khi sắp trưởng thành ta bắt đầu san sẻ những gì mình có cho cuộc đời, góp phần nhỏ bé để nó ngày một tốt đẹp hơn. Cuộc sống với công việc bạn yêu thích cùng lòng đam mê và trái tim đầy nhiệt huyết hay đơn giản chỉ à một công việc làm ra nhiều tiền? Bạn chọn cách nào? Đây quả là một câu hỏi lớn cho chúng ta, nó không những thể hiện bạn là người như thế nào mà còn quyết định trực tiếp tương lai và sự nghiệp của chính bạn.

      Hai quan điểm đưa ra: chọn nghề nhiều tiền hay chọn nghề yêu thích? Cả hai đều có hai mặt đối lập: tích cực và tiêu cực.

      Thứ nhất, bạn chọn nghề có nhiều tiền! Đó là quan điểm không hoàn toàn sai trái, nhất là trong thời buổi nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bạn đi học rồi ra trường, cái đích cuối cùng là một công việc ổn định để tự chăm lo cho cuộc sống của mình và để đỡ đần một phần nào cho bố mẹ. Đó là nhu cầu chính đáng của mỗi con người. Nếu chọn nghề lẩm nhiều tiền bạn sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu đó, hơ thế bạn có thể tạo ra cho mình một sự nghiệp vững chắc. Nhưng điều quan trọng là bạn có chọn được nghề phù hợp với khả năng của mình hay không? Bạn có đủ sức để theo đuổi nó? Có dễ dàng đến với thành công không khi bạn không có lòng yêu nghề mà đơn giản đó chỉ là một quyết định mang tính đối phó với nỗi lo cơm áo gạo tiền? Giữa bạn và công việc không có mối liên kết với nhau thì chẳng khác gì bạn đang đi qua sông trên nhịp cầu đứt gãy. Nếu may mắn công việc của bạn sẽ suôn sẻ đầu xuôi đuôi lọt thì không sao nhưng khi bạn gặp trắc trở thì bạn lấy gì để vượt qua nó? Để đến với thành công bạn phải vượt qua bao nhiêu gian nan và thử thách. Nhưng liệu rằng, không có lòng yêu nghề, bạn có vượt qua nó được không? Chắc hẳn bạn sẽ thất bại. Rồi chính quyết định đó đưa bạn vào ngõ cụt, không những không hoàn thành mục tiêu mà còn có nguy cơ thất nghiệp. Và bạn chỉ mãi có thể đứng bên này sông để mơ về thành công ở bên bờ bên kia mà thôi! Rõ ràng cách lự chọn này rất nguy hiểm, nó như việc đánh bạc với chính tương lai của bạn. Được ăn cả, ngã về không!

      Quan điểm thứ hai. Bạn chọn nghề theo sở thích của mình. Chỉ có bạn mới biết sức mình đến đâu, nghề đó có phù hợp với bạn không? Nếu chọn chính xác một nghề phù hợp với mình thì có nghĩa rằng bạn đã thành công một nửa. Bạn đến với nghề là cả một quá trình lâu dài. Từ lúc bé thơ bạn mơ ước, lớn hơn một chút bạn biết phấn đấu và khi trưởng thành bạn thấy mình không thể thiếu nó! Nó đã gắn kết với cuộc đời bạn ngày hôm qua, hôm nay và không có lí do gì ngày mai nó không gắn kết với tương lai của bạn. Chất keo vô hình ấy đã làm bạn vững tin hơn vào quyết định của mình, giúp bạn tự tin hơn trên con đường đã chọn.

      Hiển nhiên, tất cả các con đường dẫn đến vinh quang không bao giờ được trải bằng thảm đỏ hay một thứ gì tương tự như thế, nó thường đầy chông gai và thử thách. Để đi đến cuối con đường, bạn phải có ý chí, lập trường vững vàng và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, chính những lúc khó khăn nhất lòng yêu nghề sẽ thôi thúc bạn vượt qua tất cả, sẽ cho bạn sức mạnh phi thường, đó sẽ là cây cầu vững chắc nhất để đến với bờ bên kia. Niềm tin vào bản thân sẽ là động lực giúp bạn vượt qua thử thách. Và đã có không ít người thành công như thế. Chọn nghề theo cách này sẽ “an toàn” hơn cho tương lai của bạn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn với lòng yêu nghề và trái tim đầy nhiệt huyết.

Xem thêm:  Soạn Công nghệ 8 Bài 15 ngắn nhất: Bản vẽ nhà | Myphamthucuc.vn

      Nhưng nếu cho rằng, chỉ cần chừng đó yếu tố là có thể đến với thành công thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Con người ta không sống một mình mà thường hoạt động trong chuỗi các mối quan hệ phức tạp. Nghề nghiệp của họ cần phù hợp với hoàn cảnh gia đình, bối cảnh xã hội và đặc biệt là cá nhân họ. Gia đình bạn nghèo, nhưng bạn muốn theo đuổi ngành học của mình đến cùng để có nghề nghiệp yêu thích, trong khi chi phí cho một khóa đào tạo năm năm là sáu trăm triệu đồng thì liệu bạn và gia đình bạn có đủ khả năng? Bạn bị bệnh hen suyễn nhưng bạn lại muốn trở thành giáo viên, liệu bạn có chịu đựng được những cơn ho trước ánh mắt ái ngại của học sinh? Và cũng có trường hợp một anh chàng sau khi học đại học và đi du học nước ngoài trở về xin việc nhưng trớ trêu thay tiền lương của anh ta không đủ tiền ăn sáng nói chi là trang trải cho cuộc sống gia đình. Nói như thế để thấy rằng, khi chọn nghề, ngoài việc phù hợp với bản thân cần phải quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, tình hình xã hội, chế độ ưu đãi nhân tài trong tương lai và một số yếu tố khác nữa.

      Theo tôi, khi chọn nghề ta phải quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: thứ nhất là mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì và thứ hai là khả năng của bạn có phù hợp với nghề đó hay không? Nếu hội tụ hai yếu tố này thì bạn sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình một công việc tốt. Chọn nghề là một công việc quan trọng và không hề dễ dàng một chút nào. Khi đứng trước cơ hội, bạn phải suy nghĩ thật kĩ để chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân để đáp ứng cả nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. Đó mới thật sự là một công việc tốt. Khi đó bạn sẽ có thể yên tâm dành hết nhiệt huyết vào công việc. Chính nó sẽ giúp bạn nhận ra ý nghĩa của cuộc sống.

      Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, ngay bây giờ hãy định hướng cho mình một nghề nghiệp thích hợp. Hãy suy nghĩ chín chắn để đưa ra quyết định đúng đắn. Đừng để đi rồi bạn mới phát hiện rằng mình đã đi sai đường, lúc đó quay lại cũng sẽ không kịp. Tôi thì như vậy, còn bạn thì sao? Bạn chọn nghề như thế nào? Bạn hãy cùng tôi trao đổi để có một quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai, bạn nhé!

Nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai – Bài mẫu 3

      Khoảng thời gian cuối cấp ba cũng là lúc rất nhiều phụ huynh, học sinh băn khoăn về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai. Có rất nhiều người cho rằng nên nghe theo lời bố mẹ và những người đi trước. Cũng có người cho rằng nên chọn theo ý thích của bản thân. Vậy, ý kiến nào là đúng?

      Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là một việc rất quan trọng. Nó quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này. Vì thế, rất nhiều người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước. Quan niệm này cũng có ưu điểm. Đó là, bố mẹ và những người đi trước là những người từng trải, có kinh nghiệm, họ sẽ có những định hướng tốt cho con em mình. Tuy nhiên, nếu như định hướng của gia đình phù hợp với nguyện vọng và khả năng của các bạn thì việc định hướng mới có tác dụng tốt nhất.

      Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới có thể thành công. Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải là ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các con em mình. Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi người, mà không chọn theo ý thích của mình. Hay có những gia đình cố gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các bạn ấy không hề thích hoặc không có khả năng. Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các bạn học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải đi học đại học”. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay. Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn lan. Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động.

      Một số người thì cho rằng, nên chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào ý thích của mình. Quan niệm này cũng có ý đúng, vì nếu dựa vào ý thích, các bạn sẽ có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải biết dựa vào khả năng của mình để chọn, chứ không chỉ dựa vào ý thích. Có thể bạn rất thích ca hát, nhưng bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi không bao giờ được giải, thì bạn chỉ nên coi ca hát là niềm đam mê bên cạnh công việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát là nghề nghiệp trong tương lai.

      Nhiều tấm gương bỏ học đại học mà vẫn thành công như Bill Gates,…, nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn ở “trường đời”, họ học thông qua trải nghiệm, qua cố gắng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi người khác, cũng đừng quá mù quáng mà lao theo những thứ viển vông. Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nghị luận về việc chọn nghề trong tương lai để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu