/tmp/eevmt.jpg
Nội dung bài viết
Ai đó từng nói Tú Xương đã dự báo một hình thức thể loại thơ mới xuất hiện sau đó gần nửa thế kỷ. Thương vợ – bài thơ trữ tình – trào phúng – một phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc sắc dân gian của Tú Xương. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người phụ nữ hết mực yêu chồng, thương con.
Tình cảm thương vợ của Tú Xương trước hết được biểu hiện ở 4 câu thơ đầu tức hai câu đề và hai câu thực qua việc nhà thơ tạo dựng hình ảnh bà Tú. Đó là người vợ tháo vát, đảm đang, hết mực vì hai chữ chồng con.
– Hai câu đề: Nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ
+ Thời gian: nhọc nhằn “quanh năm” nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng như vậy bất kể nắng mưa
+ Không gian: địa điểm buôn bán “mom sông”. Bà Tú không có cửa hàng cửa hiệu nơi phố phường sầm uất. Bà Tú cũng không có nổi một cái lều, một gian hàng buôn bán ổn định ở cửa đình, cửa chợ.
+ Nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh công lao to lớn của bà Tú: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Qua các từ ngữ “nuôi đủ” ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng hay chính xác là nụ cười tự trào của nhà thơ thể hiện qua cách tính đếm khi chồng cũng như con, một tay vợ nuôi nấng.
⇒ Nụ cười tự trào của nhà thơ , cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con có nét gần gũi với câu ca dao “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Biết đánh giá đúng thực trạng kém cỏi của mình là nét đẹp của nhân cách Tú Xương.
– Hai câu thực: Khắc họa hình ảnh nhọc nhằn của bà Tú
+ Chi tiết nghệ thuật “lặn lội thân cò” gợi liên tưởng đến câu ca dao
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
hay “Con cò mà đi ăn đêm”… Chúng làm hiện lên trong trí tưởng tượng của ta hình ảnh bà Tú thức khuya dậy sớm, buôn bát nhọc nhằn, tích góp từng hào để nuôi con, nuôi chồng giống như giống như những con cò trong thơ ca dân gian
+ Hình ảnh bà Tú sâu đậm hơn qua câu “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Bà Tú bươn chải cũng như những thân cò ngày đêm oằn mình.
⇒ Tú Xương đã sử dụng những tín hiệu nghệ thuật thơ để nói lên nỗi vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ nông thôn trước đây.
– Hai câu luận: Đức tính, phẩm chất của bà Tú
+ Nhờ những phương tiện biểu hiện nghệ thuật của văn học dân gian nên xét ở một phương diện khác hình ảnh bà Tú trông hai câu luận cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang:
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
Hai câu thơ bàn về nỗi nhọc nhằn cũng như đức tính chịu thương của bà Tú. Nó cũng là lời thơ biểu hiện tâm trạng bà Tú: chịu đựng, không than thân, trách phận, không ai oán, kêu ca.
⇒ Chân dung người phụ nữ Việt Nam xứng đáng với tám chữ vàng “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
– Hai câu kết:
Bài thơ không phải lời tự bạch của bản thân bà Tú mà là lời kể của Tú Xương. Nhưng khi kết thúc là một tiếng chửi:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
+ Thói đời ở đây được hiểu là tập tục xưa cũ: vợ phải nuôi chồng ăn học
+ Nhà thơ tự chửi chính bản thân mình là vô tích sự. Như vậy một lần nữa tiếng cười tự trào vang lên càng tôn thêm nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
Giống như Hồ Xuân Hương và các nhà thơ đậm chất hiện thực dân gian khác. Mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong thơ ca, tài năng của Tú Xương không chỉ thiên về trào phúng mà còn thiên về trữ tình, đôi khi thơ Tú Xương phảng phất thơ Nguyễn Du, thật bâng khuâng. Tú Xương có con mắt rất tinh, rất sâu, nhìn vào đâu là bắt chộp được cái điển hình nhất. Tình yêu thương đằm thắm, chất trào phúng hoà vào trữ tình một cách tự nhiên, mang nhiều sắc điệu có khi là lời thủ thỉ tâm tình,lời bông đùa hóm hỉnh,cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao chùm tất cả vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự hàm ơn chân thành. Những bài thơ thuần trữ tình của Tú Xương thường đạt đến cái độ sâu thẳm, chín mùi nhất của tâm trạng, cảm xúc. đậm chất trữ tình.
Tham khảo: Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ