/tmp/hjagc.jpg Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Tham khảo Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé!

Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà chi tiết – Mẫu số 1

a) Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

+ Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.

+ Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (1966) được tác giả viết khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, nội dung kể về câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

– Giới thiệu khái quát nhân vật bé Thu:

+ Bé Thu là nhân vật chính trong tác phẩm với những nét tính cách vô cùng đáng yêu, cá tính, là biểu tượng cho tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

b) Thân bài

* Khái quát về tác phẩm

– Tình huống truyện: 

+ Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách: chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

+ Trở lại đơn vị, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ – Ngụy.

– Cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

* Bé Thu trong ngày đầu gặp cha

– Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu:

+ Thu đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi

+ Khi thấy ba em bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má

-> Hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi.

=> Thu không chấp nhận sự thật vì người ba mà mình xem trong hình không giống như ông Sáu ở ngoài thực.

* Bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà

– Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra, xem ông Sáu như người lạ

– Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

– Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là “người ta”.

– Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liền hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.

– Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

=> Bé Thu phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh song cũng rất cá tính.

* Bé Thu khi nhận ra cha

– Khi bỏ sang nhà bà ngoại, Thu đã được ngoại giải thích, lí giải vì sao ba lại có vết thẹo dài đó, cuộc sống của ba gian khổ như thế nào, và chính chiến tranh đã khiến cho ba có một vết thương như thế.

-> Cô bé đã vô cùng buồn và áy náy, trằn trọc mãi không ngủ được, “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn…”.

– Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người:

+ Không còn bướng bĩnh và lạnh lùng hay nhăn mày cau có như trước

+ “vẻ mặt nó sám lại buồn rầu… nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đôi mắt nó bỗng xôn xao.

-> Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba.

– Khi ông Sáu cất lời từ biệt:

+ Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng – tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”  

+ Nó “ôm chặt lấy cổ ba”, “nói trong tiếng khóc” để giữ không cho ba đi.

+ Nó khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.

-> Tiếng khóc vừa là tiếng khóc của sự ân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách.

=> Dường như lúc này mọi khoảng cách giữa Thu với ba đã bị xóa bỏ. Cô bé không giấu giếm tình cảm của mình dành cho ba, nó lo sợ ba sẽ đi mất, cố mọi cách để giữ ba ở lại.

=> Tình yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.

* Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ;

– Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;

– Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và am hiểu tâm lí trẻ thơ của nhà văn.

– Nghệ thuật liệt kê được sử dụng hiệu quả.

c) Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của truyện, của hình ảnh nhân vật.

– Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà chi tiết – Mẫu số 2

I) Mở bài :

– Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.

– Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.

Xem thêm:  [LỜI GIẢI CHUẨN] Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có

II) Thân bài:

+ Luận điểm 1 : bé thu trong những ngày đầu gặp cha

_ Luận cứ 1: lúc mới gặp cha

– Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác , lạ lùng.

– Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.

=> Sự hồn nhiên ngây thơ , ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.

_ Luận cứ 2 : những ngày ông Sáu ở nhà

– Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.

– Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.

– Không chịu gọi ba vào ăn cơm , thấy má giận nó chỉ nói trổng.

– Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.

– Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra , tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.

=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.

+ Luận điểm 2 : khi bé thu đã nhận ra cha mình

– Nhận ra tình cha con thật chất , lòng vô cùng ân hận.

– Không còn bướng bỉnh, lạnh lùng.

– Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi.

=> Lòng thương cha vô bờ bến , biết hối hận về những gì mình đã làm.

III) Kết bài :

– Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.

– Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà chi tiết – Bài mẫu 1

Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất (ảnh 2)

     Có những trang viết khiến người đọc rơi nước mắt khi chứng kiến những dằng xé, đau đớn và cả nước mắt. Có những nhân vật dù chỉ được vẽ qua nét bút của tác giả nhưng có sức ám ảnh. Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’ của Nguyễn quang sáng là một hình tượng luôn khiến người đọc xúc động mạnh khi lật giở từng trang viết của tác giả.

     “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966, trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, nhiều cam go. Ông Sáu lên đường ra chiến trận khi bé Thu chưa tròn một tuổi, nhưng khi ông trở về thăm con thì bé đã lớn và nhất quyết không nhận ba. Những day dứt, sự dằng xé, nước mắt, tủi hờn, mâu thuẫn nội tâm trong một đứa bé đã khiến cho cốt truyện được đẩy đến cao trào. Ba ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không chịu nhận, chỉ khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên gương mặt ba thì lúc đó bé mới ôm chặt ông Sáu, không cho đi. Tình cảm cha con vỡ òa, cảm xúc trong lòng người đọc cứ thế tan chảy.

     Mặc dù mới lên 8 tuổi nhưng bé Thu được xây dựng rất sắc nét, cá tính mạnh, bướng bỉnh. Trong tâm trí của bé Thu chỉ có một tấm hình duy nhất của ba chụp với má vào ngày cưới. Đó là những gì nó có để gìn giữ và đợi chờ ba trở về. Khi ông Sáu nhất quyết gọi “Thu! Ba đây con” thì bé vẫn nhất quyết không chịu nhận, cự tuyệt một cách thẳng thừng. Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương chân thành và sâu sắc nhất cho bé Thu nhưng ông nhận lại là sự lạnh lùng, xa lánh. Chỉ bởi về vết thẹo dài trên mặt, chỉ vì chiến tranh, vì những tàn khốc mà nó đã gây ra. Cá tính mạnh của một cô bé 8 tuổi được Nguyễn Quang Sáng thể hiện rất sắc nét và táo bạo. Qua đó giúp người đọc hình dung được sự kiên định, vững chắc trong trái tim con người Nam Bộ.

     Sự bướng bỉnh, lạnh lùng của bé Thu dành cho ông Sáu còn thể hiện qua cử chỉ và lời nói. Khi mẹ bảo mởi ba vô ăn cơm thì nó chỉ nói cộc lốc “vô ăn cơm”. Đặc biệt qua chi tiết chắt nước ở nồi cơm ra, bé Thu không chắt được nhưng nhất quyết không để cho ông Sáu chắt. Bướng bỉnh, lạnh lùng, hờ hửng đã khiến cho ông Sáu đau lòng. Cao trào của tính cách bé Thu thể hiện qua bữa cơm, khi ông Sáu gắp cho bé Thu cái trứng cá vào bát, bé hất đổ cả chén cơm. Ông Sáu đánh đòn, và tất cả mọi người cứ tưởng Thu sẽ giẫy nẩy lên và bỏ đi, nhưng không, “Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”.

     Suy nghĩ đã thôi thúc, đẩy thành hành động quyết liệt, khước từ mọi tình cảm và yêu thương của ba dành cho mình. Vì với bé Thu, đó không phải là ba. Có lẽ chính cá tính mạng, sự ngang bướng như thế này đã thôi thúc cô trở thành cô giao liên kiên cường trong cuộc kháng chiến về sau.

     Nguyễn quang sáng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả tâm lí nhân vật của một đứa trẻ lên 8 mà lấy tính cách đó làm tiền để cho tình yêu thương ba tha thiết và mãnh liệt như thế nào. Suốt 3 ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không nhận ba, chỉ đến khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên mặt ba do chiến tranh gây nên thì lúc đó bé thu mới vỡ òa. Gương mặt nó buồn rầu như nghĩ ngợi gì, khi ông Sáu lên đường ra trận, không dám lại gần vì sợ nó lại giãy nảy như lần trước. Chỉ dám nói rằng “Ba đi nghe con” nặng nề, đau đớn, dằn vặt của một người ba nhưng không làm cách nào để thuyết phục con gái.

     Lúc ấy một cảnh tượng xúc động diễn ra. Nó khóc thét lên “ba”, tiếng “ba” như vỡ òa, trào ra từ tận trong tim mà nó đã dồn nén bao nhiêu năm qua. Tiếng “ba” đó như khiến người đọc nghẹn đắng ở cổ họng, cho một tình yêu bền bỉ và sâu nặng. Tiếng kêu của bé Thu như “tiếng xé, xé tan không khí tĩnh lặng, xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Bao nhiêu năm rồi, bé Thu vẫn luôn khát khao được gặp ba, được gọi tiếng ba. Tình cảm của bé Thu hoàn toàn đối lập với những ngày ông Sáu còn ở đây. Đó chính là niềm khao khát, tình yêu ba tha thiết.

     Sự ngang tàng, bướng bỉnh và tình yêu ba tha thiết là đặc điểm hội tụ để bé Thu có thể xác định cho mình con đường đi trong tương lai, sẽ nối bước cha, đánh đuổi kẻ thù xâm lược

Xem thêm:  Giáo án dạy trẻ kỹ năng không chơi những đồ có thể gây nguy hiểm | Myphamthucuc.vn

     Như vậy việc xây dựng nhân vật bé Thu với những tính cách, tâm tư tình cảm đã khiến người đọc thêm xúc động về tình phụ nữ, tình cảm thiêng liêng nhất. Qua đó, tác giả còn muốn lên án, tố cáo chiến tranh đã khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh nước mất nhà tan.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà chi tiết – Mẫu số 2

     Cô gái Thu hiện lên thật sinh động và cụ thể qua những thước truyện. Để hiểu thâm thúy hơn về nhân vật này, tất cả chúng ta hãy cùng phân tích và cảm nhận về nhân vật bé Thu.

* Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba

     Những cảm nhận về nhân vật bé Thu hiện lên đầu tiên đây là hình ảnh một cô nàng miền Nam khác thiếu thốn tình cha từ nhỏ do trận đấu tranh. Khi anh Sáu ra đi, em gần đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em mình chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bộc bạch tình phụ tử.

     Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đặt bé Thu vào trong 1 tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu nhầm trẻ nhỏ, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập trung. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em mình. Khi cảm nhận về nhân vật bé Thu, có lẽ đây là tình huống oái oăm và trớ trêu của tác phẩm.

     Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô nàng tám tuổi bướng bỉnh nhưng giản dị thương và đặc biệt quan trọng có tình yêu ba thâm thúy, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khoản thời gian nhận ra ba.

     Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô nàng trẻ nhỏ, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba giành riêng cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”.

* Hình ảnh bé Thu trong vòng thời gian ông Sáu ở trong nhà

     Cảm nhận về nhân vật bé Thu còn thể hiện ở khoảng tầm thời gian khi ông Sáu ở trong nhà. Trong ba ngày đó, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiếu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần.

     Nhà văn đã xây dựng một loạt các cụ thể để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ nhỏ, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vào ăn cơm, dọa đánh để cô nàng gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”.

     Thậm chí còn, ngay cả những lúc bị má đặt vào trong 1 hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác bỏ Ba đều không thể làm cô nàng gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình.

     Khi cảm nhận về nhân vật bé Thu, người đọc thấy đỉnh điểm của việc kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sáu trong bé Thu là cụ thể cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm.

     Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, lúc đó Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuống cho thật to. Những cụ thể bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ em vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là lúc chúng có sự hiểu nhầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô nàng cá tính như Thu.

     Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô nàng giản dị thương. Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của cuộc chiến tranh, nó còn quá nhỏ để sở hữu thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không có ai kịp sẵn sàng cho nó đón nhận những khả năng bất thường.

     Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện thâm thúy tình cảm yêu thương giành riêng cho ba. Đơn giản Thu không sở hữu và nhận ra cha là vì người tự nhận là cha kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong tấm hình. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như vậy. Cô gái không tin, thậm chí là là ngờ vực.

     Không người nào tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong trái tim của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho những người cha duy nhất trong tấm hình. Sự bướng bỉnh của cô nàng phải chăng còn là một mầm sâu kín, sau này làm ra tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường. Phân tích và cảm nhận về nhân vật bé Thu, người đọc thấy đây là những diễn biến hoàn toàn hợp lý.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình | Myphamthucuc.vn

* Cảm nhận về nhân vật bé Thu khi nhận cha

     Phân tích và cảm nhận về nhân vật bé Thu còn thể hiện khi cô nàng nhận cha của mình. Những nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe đến bà ngoại giải thích vì sao ba lại sở hữu vết thẹo dài trên má. Nghe những vấn đề này, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vậy nên, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường.

     Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã mong đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không có ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: – Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như một tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.

     Cảm nhận về nhân vật bé Thu đến đây đã khiến mỗi người đọc không khỏi rơi lệ. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào thì cũng gọi đến thành quen tuy vậy với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong trái tim đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba.

     Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở trong nhà với con!”.Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận.

     Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Thật xúc động biết bao, chỉ với những hành động này đã hỗ trợ ta cảm nhận về nhân vật bé Thu một cách đầy thâm thúy.

     Lúc cha con nhận nhau lại cũng đây là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của người con càng khắc nhấn sự éo le của cuộc chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó.

     Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi cô đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Tận mắt chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

     Có thể thấy, xuyên thấu đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu – một em bé mới chỉ tám tuổi. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô nàng ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất kì em bé gái nào thì cũng ước ao. Khởi đầu từ cụ thể này, chiếc lược ngà lấn sân vào câu truyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

     Đoạn trích kết thúc trong mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác bỏ Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong trận đấu đấu.

     Khi bác bỏ Ba tình cờ hội ngộ Thu và trao cây lược, thì cô nàng bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm vào cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước. Đến đây, những cảm nhận về nhân vật bé Thu còn cho thấy đó đây là sức mạnh mẽ của tình yêu gia đình cùng tình yêu quê nhà đất nước.

     Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu – một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi , mạnh mẽ , dứt khoát “đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo” nhưng cũng hết sức hồn nhiên, dễ thương, ngoan ngoãn và có tình yêu cha thâm thúy. Chỉ với những cụ thể trên, cảm nhận về nhân vật bé Thu đã hiện lên thật chân thực và rõ nét.

     Có thể nhắc tới cách tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em, cách chọn cụ thể thẩm mỹ và làm đẹp “đắt”, điển hình như cụ thể bé Thu không gọi ba, cụ thể bé Thu loay hoay chắt nước cơm, hất cái trứng cá ba gắp cho,cụ thể cây lược mà Thu xin ba trước lúc ba đi.

     Nhờ những thành công thẩm mỹ và làm đẹp này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng thâm thúy trong trái tim người đọc về tình người – tình cha con trong trong time tháng cuộc chiến tranh xa cách, thương đau;để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời chiến với tính cách dễ thương, đáng mến.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu