/tmp/ridce.jpg Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tham khảo Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng ngắn nhất

I. Mở bài
Giới thiệu bài thơ “Tỏ lòng” của tác giả Phạm Ngũ Lão.
III. Thân bài
a. Bài thơ đã khắc họa tư thế hiên ngang và tầm vóc kì vĩ của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp của thời đại nhà Trần
– “Hoành sóc” đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang.
– “Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu”: Tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc.
b. Bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng
– “Công danh”: Mong muốn để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm.
– Nỗi “thẹn”: Khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng.
III. Kết bài
Đánh giá giá trị của tác phẩm.

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng - Toploigiai (ảnh 2)

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng chi tiết

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.

– Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.

2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc

– Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo

+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước

+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin

+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.

→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng

– Tầm vóc

+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc

-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Nước bay hơi ở nhiệt độ nào? | Myphamthucuc.vn

+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận

→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.

– Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng

– Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ

+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù
 
+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:

(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu

(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

c. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả

– Món nợ công danh

– Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

– Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.

→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

3. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.

– “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác

– “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

– Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích bài Bánh trôi nước | Myphamthucuc.vn

→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn

→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.

⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão

⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.

III. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng - Toploigiai (ảnh 3)

Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng

     Trong lịch sử văn học của Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại vỏn vẹn có hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được sánh ngang những tác giả như danh tiếng nhất của văn học thời Trần – dòng văn học yêu nước. Bài thơ Tỏ lòng là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật xưa nay: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không có nhiều).

Hai câu thơ đầu đã thể hiện suất sắc vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao và kỳ vĩ:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu

Tam quân ti hổ khí thôn ngưu”

Dịch:

“Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nút trôi trâu.”

    Hai chữ “múa giáo” trong lời dịch chưa thực sự thể hiện được xuất sắc hai từ “hoành sóc” của câu thơ chữ hán. Câu thơ nguyên tác đã dựng lên hình ảnh một con người cầm ngang ngọn giáo mà từ đó trấn giữ đất nước. Cây trường giáo ấy dường như có thể đo được chiều dài của non sông. Con người suất hiện với một tư thế vô cùng hiên ngang, mang tầm vóc lớn lao, sánh ngang với vũ trụ. Con người kỳ vĩ ấy thậm chí còn như áp cả không gian bao la. Hành động phi thường giữa khoảng trời đất:  không hề mệt mỏi: “trải mấy thu” tính cho hình ảnh của con người vốn đã kỳ vĩ này lại càng kỳ vĩ hơn nữa. Không gian được mở ra theo chiều rộng của núi sông, mở lên theo chiều cao đến tận ngưu sao ngưu thăm thẳm.

    Trong câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng một hình ảnh vô cùng quen thuộc của văn chương cổ đại nhưng đã chắt lọc và kết tinh thành những áng thơ tuyệt cú. Sau này, trong bản dịch của Chinh phụ ngâm, ta thấy sự xuất hiện hình ảnh người chinh phụ: “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Nhưng, so với hình ảnh của người tráng sĩ cầm ngọn giáo trấn giữ non sông, đất nước thì người chinh phụ lại không có được cái vẻ đẹp của vũ trụ, cái hào khí ôm trùm cả đất trời ấy.

Xem thêm:  Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

     Hình ảnh ba quân là hình ảnh nói về quân đội nhà trần nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh mạnh mẽ của dân tộc. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh của ba quân vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh tinh thần mang hào khí Đông A của dân tộc ta. Câu thơ khiến cho người đọc ấn tượng mạnh với sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan giữa hiện thực và lãng mạn đến bất ngờ.

    Hai câu thơ sau lại là dùng để thể hiện nỗi lòng của người tráng sĩ. Nỗi lòng đó là cái chí, cái tâm của người anh hùng:

“ Nam nhi vị liệu công danh trái,

Tu thính nhân gian Thuyết vũ hầu.”

     Ở đây, chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của nho giáo là lập công, lập danh, lập nghiệp. Quan niệm lập công danh đã trở thành một quan niệm lý tưởng để đánh giá nam nhi thời phong kiến xưa. Công danh được coi là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả. Trả xong nợ công danh tức là có nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ đối với đời, với dân, với nước. Chí làm trai thời bây giờ khiến cho con người có thể từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ để thay vào đó là sự hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao, cứu nước và giữ nước.

     Điều đáng chú ý hơn nữa đó là bên cạnh cái chí của người anh hùng thì cái tâm còn sáng tỏ hơn nữa. Cái tâm ấy thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão. Ông thẹn khi mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán để giúp cho Hán Vũ Đế cứu nước, cứu dân. Một cái nỗi thẹn nhưng không khiến cho người thẹn bị hạ thấp danh phẩm mà nó lại khiến cho ta càng trân trọng yêu thương phẩm giả tuyệt vời của thi nhân. Nỗi thẹn đặc biệt ấy vừa có giá trị nhân cách vừa cao cả, lớn lao.

     Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão vừa là xu thế chung tất yếu của thời đại: sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng để giải cứu dân tộc, giải cứu nhân dân chất kẻ thù xâm lược tàn ác.

    Với bút pháp nghệ thuật hoành tráng, bài thơ đã thể hiện được suất sắc hào khí của thời đại Đông Y Bạch Thủy Vu – một trong những thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam.

  

—/—

Trên đây là Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu