/tmp/kgpcn.jpg
Tham khảo Dàn ý cảm nhận bài thơ Phú sông Bạch Đằng lớp 10 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu: Là người cương trực, học vấn uyên thâm được vua và dân nhà Trần tin cậy.
– Khái quát về thể phú: Sử dụng hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi.
– Giới thiệu bài thơ Bạch Đằng Giang phú: hoàn cảnh ra đời, nội dung.
II. Thân bài
1. Cảm xúc của nhân vật khách trước sông Bạch Đằng
– Nhân vật “khách”: Là sự tự xưng của tác giả, tạo nên lối chủ-khách đối đáp thường dùng trong thể phú.
– Tâm thế du ngoạn: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.
→Tư thế ung dung, tự do. Tác giả là người có tâm hồn tự do, phóng khoáng.
– Hành trình du ngoạn của tác giả:
+ Các địa danh Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.
→Những địa danh được biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng. Tác giả là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng.
+ Các danh lam thắng cảnh Đại Việt: Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng – dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
→Tác giả yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ hào hùng của dân tộc.
+ Cách nói cường điệu: Sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày.
→Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách, say sưa, chủ động đến với thiên nhiên.
– Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng
+ Hùng vĩ, tráng lệ:
•”Sóng kình muôn dặm”: Địa thế hiểm trở, dữ dội của con sông Bạch Đằng.
•”Đuôi trĩ một màu”: Những con thuyền nối đuôi nhau trên dòng sông.
+ Thơ mộng, trữ tình
•Thời gian “ba thu”: Tháng thứ ba của mùa thu, thu chín nhất.
•”Nước trời một sắc”: Bầu trời, mặt nước đều hòa chung một màu trong xanh.
+ Hoang vu, hiu hắt
•Từ láy “san sát, đìu hiu”: Cực tả khung cảnh hoang vu, lạnh lẽo đầy lá lách, lau sợi
•”Giáo gãy, xương khô”: Chiến trường xưa, chốn tử nạn của quân thù.
– Tâm trạng của khách:
+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống
+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy nhà thơ đang đắm chìm vào thế giới nội tâm với sự tiếc nuối ngậm ngùi.
2. Các bô lão kể về những chiến tích trên sông Bạch Đằng
– Hình ảnh bô lão: Có thể là những nhân vật có thật, là các vị cao niên ở hai bên bờ sông, cũng có thể là hư cấu, sự phân thân của tác giả để khách quan kể về những chiến công trên sông Bạch Đằng.
– Thái độ của các bô lão với khách: “vái”, “thưa”- hiếu khách, tôn kính khách.
– Các chiến công tiêu biểu: Ngô quyền đánh quân Nam Hán, Hoằng Tháo thua trận và chết ở sông Bạch Đằng năm 938 và Trùng Hưng nhị thánh bắt sống Ô Mã năm 1288.
– Không khí chiến trường xưa:
+ Sự chuẩn bị của quân nhà Trần: thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, gươm giáo sáng chói
→Chuẩn bị kĩ lưỡng, binh lực hùng hậu, hào khí ngút trời.
+ Diễn biến trận đánh:
•Cách nói “được thua chửa phân”, “bắc nam chống đối”, hình ảnh phóng đại “nhật – nguyệt phải mờ, bầu trời đất sắp đổi”
→Trận đánh gay go, quyết liệt, giằng co căng thẳng.
•Quân giặc: “những tưởng gieo roi một lần quét sạch Nam bang bốn cõi”
→Kiêu căng, hống hách, ngạo mạn
•Kết thúc trận đánh: Hung đồ hết lối, khác nào…chết trụi.
→Thủ pháp so sánh tăng cấp tô đậm, nhấn mạnh thất bại thảm hại, nhục nhã, ê chề của kẻ thù.
→Khẳng định tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
3. Lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về những chiến công
– Nguyên nhân thắng lợi: đất trời cho nơi hiểm trở, nhân tài giữ được cuộc điện an, đại vương coi thế giặc nhàn.
→Nhấn mạnh ba yếu tố làm nên thắng lợi thiên thời – địa lợi – nhân hòa, trong đó nhấn mạnh vai trò của con người.
– Gợi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và so sánh với những người xưa
→Khẳng định sức mạnh, tài năng của con người nhất là người lãnh đạo. Thể hiện giá trị nhân văn của tác phẩm.
4. Suy ngẫm về hưng vong của đất nước.
– Lời của các bô lão.
+ Hình tượng sông Bạch Đằng: mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ, hiểm trở
→Tình yêu, niềm tự hào về cảnh sắc quê hương, về dòng sông lịch sử.
+ Mượn quy luật của tự nhiên để khái quát quy luật của con người: Mọi dòng sông đều dồn về biển cả, những kẻ bất nghĩa sẽ tiêu vong, anh hùng lưu danh muôn đời.
– Lời của khách:
+ Ca ngợi sông Bạch Đằng dòng sông lịch sử, dòng sông anh hùng.
+ Ca ngợi đức độ, tài năng hai vị thánh quân Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
+ Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc.
5. Nghệ thuật
– Bố cục chặt chẽ, cách kể tả sinh động
– Xây dựng các hình tượng nhân vật sinh động, đặc sắc mạng ý nghĩa triết lí.
– Ngôn ngữ cô đọng, trong sáng, hào hùng.
III. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
– Mở rộng: Sông Bạch Đằng là đề tài, niềm cảm hứng lớn trong văn chương với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng khác.
I/ Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu tác giả tác phẩm
Trương Hán Siêu là một học giả uyên bác, có tư tưởng tôn nho bài Phật, giàu lòng yêu nước, được các vua Trần tôn quý. Ông cũng là một tác gia sáng tác khá nhiều, gồm nhiều loại như hình luật, phú, thơ ca, văn xuôi, tất cả đều được viết bằng chữ Hán. Trong số đó, bài “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm nổi trội nhất của ông và cũng là bài phú nổi tiếng nhất trong số các bài phú chữ Hán thời Trần còn lại đến ngày nay nói về vẻ đẹp hùng vĩ của sông Bạch Đằng và gợi lại các chiến công chống xâm lược gắn với địa danh này.
II/ Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật khách và tâm trạng của khách khi đến với sông Bạch Đằng lịch sử.
a. Giới thiệu về khách
+ “Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể trăng mải miết…”
Hiện lên chân dung một con người với tư thế ung dung đang mở rộng tâm hồn khoáng đạt để thu vào mình tất cả bao la của đất trời. Đó là con người say đắm với thú ngao du sơn thủy, muốn làm bạn với gió trăng.
Nhịp điệu tự do linh hoạt, câu ngắn câu dài đan xen, giống như nhịp con thuyền đi trên sông, lúc dừng lại để thưởng ngoạn, lúc thì lướt băng băng trên sóng Bạch Đằng.
+ Không gian mở ra thoáng đạt với gió, trăng, bể.
Hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên vũ trụ đã cho thấy tâm hồn tự do khoáng đạt cũng như niềm tự do mãnh liệt của khách khi đến với thiên nhiên.
Khách chủ động hòa mình vào thiên nhiên chứ không là một chấm nhỏ gữa không gian kì vĩ.
“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết…”
Khách là người đi nhiều biết nhiều, đã đi qua nhiều miền sông nước. Đây đều là những thắng cảnh nổi tiếng gắn với không gian sông nước=> cách nói có phần ước lệ
Các địa danh Nguyên Tương, Vũ Hiệp ở rất xa nhau nhưng khách có thể đến trong một sớm một chiều. Cách nói ước lệ ấy cho ta hiểu những địa danh ấy có thể khách đã đến trong sách vở.
Cùng với các địa danh Trung Quốc là các địa danh nước Việt: Đông Triều, sông Bạch Đằng => gắn với không gian sông nước rộng lớn.
Liệt kê các địa danh và so sánh => khách muốn đi khắp mọi nơi. Tất cả mọi phản ứng của nhân vật khách về cuộc viễn du chính là sự chuẩn bị cho người đọc tâm thế thích hợp khi tiếp xúc với dòng sông Bạch Đằng.
b. Cảnh sông Bạch Đằng và tâm trạng của khách
– Cảnh sông Bạch Đằng hiện lên cụ thể và chi tiết
+ “Sóng hình” là những con sóng lớp lớp nối đuôi nhau mở ra không gian rộng lớn của vùng sông nước.
+ “Thướt tha đuôi trĩ một màu” : không gian nên thơ, bồng bềnh, thiết tha như đuôi chim trĩ
+ “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”=> Cảnh cuối thu trời xanh biếc, đất và trời như nối liền một dải
– Đến với sông Bạch Đằng, tâm trạng của khách đan xen nhiều cung bậc, có niềm vui, có sự tự hào xung quanh trời đất. Buồn vì cảnh trước mặt hoang vắng, đìu hiu, thương nhớ những anh hùng đã khuất, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt giờ đã vắng bóng phai nhạt dần dấu vết thời gian.
– Giọng điệu lời thơ linh hoạt, giọng thơ khi thì hào sảng, khi thì trĩu nặng tâm tư.
– Khách chính là sự phân thân của tác giả cho nên qua nhân vật khách ta cũng hiểu được lòng tác giả. Đó là con người có tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm, đặc biệt là người nặng lòng với lịch sử dân tộc.
2. Lời kể về những chiến công trên sông Bạch Đằng
– “Bên sông, các bô lão hỏi ý ta sở cầu?”. “Bô lão” là những bậc cao niên, là những chứng nhân lịch sử. Có thể những nhân vật bô lão chỉ là do tưởng tượng làm cho lời kể khách quan, đáng tin cậy.
– Thái độ của các bô lão đối với khách khi đến sông Bạch Đằng là thái độ nhiệt tình, trân trọng. Từ đó có thể thấy khách là người đáng kính trọng, có nhân cách lớn.
– Qua lời kể của các bô lão, sông Bạch Đằng hiện lên là nơi ghi dấu chiến công chói lọi từ bao đời. Đó là chiến công hào hùng của thế hệ trước: Ngô chúa phá Hoằng Thao, là buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã…
– Cảnh thủy chiến trên sông Bạch Đằng với lực lượng đông đảo hùng hậu, giặc mạnh, lắm mưu nhiều kế, sự gian xảo, quỷ quyệt, ngạo nạn. Còn ta là đội quân chính nghĩa thuận ý trời. Đó không chỉ là cuộc đối đầu về lực lượng mà còn là sự đối đầu về ý chí.
– Cách miêu tả chiến sự rất dữ dội, ác liệt qua hình ảnh giàu tính biểu cảm.
– Sử dụng tích xưa cùng việc so sánh những cuộc đánh lớn ở Trung Hoa với “Hốt Tất Liệt”. “trận Xích Bích”=> nói lên sự thất bại của kẻ thù, khẳng định chiến công oanh liệt của ta.
– Cách kể khi thì dồn dập gấp gáp với những câu ngắn, khi thì chậm rãi với những câu văn dài, khi thì xúc tích với điển cố=> lời kể ngắn gọn nhưng lại tái hiện sinh động diễn biến cuộc chiến: có tên trận đánh, có tên người chỉ huy, có sự chuẩn bị về tinh thần và lực lượng…khiến ta có cảm giác hồi hộp về diễn biến kết quả trận đánh.
“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”
– Khẳng định nguyên nhân làm nên chiến thắng là nhờ địa linh và nhân kiệt, đề cao vai trò của Trần Hưng Đạo với những chiến côn ghi vào sử sách, đề cao vai trò của Trần Quốc Tuấn.
– Cho thấy sự tôn trọng của vua Trần đối với những bề tôi, đó là sự đoàn kết m ột lòng của vua tôi.
3. Lời ca của các bô lão và khách
– Bằng cách mượn quy luật tự nhiên trường tồn bất biến tác giả khẳng định quy luật của lịch sử.
– Trong lời ca của khách, ta thấy lời hát của các bô lão, đó là sự tiếp nối, mở rộng về mặt tư tưởng, niềm tin về nền thái bình của đất nước.
III/ Kết bài
– Nêu cảm nhận chung về văn bản
Qua những hoài niệm về quá khứ, “Phú sông Bạch Đằng” đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam và đề cao vai trò vị trí của con người trong lịch sử. Đây là một tác phẩm hay khiến người đọc đời đời phải ngẫm nghĩ.
—/—
Trên đây là Dàn ý cảm nhận bài thơ Phú sông Bạch Đằng lớp 10 do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!