/tmp/whbww.jpg
Thế nào là sự cống hiến? Các biểu hiện của sự cống hiến trong cuộc sống là gì? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu về khái niệm và các Dẫn chứng về sự cống hiến qua các bài văn mẫu sưu tầm cực kì đặc sắc sau đây.
Nội dung bài viết
Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
“Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”. Lời căn dặn của Bác đã thể hiện rõ quan điểm về vai trò của thế hệ trẻ thực hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả này, thế hệ cần xác lập cho bản thân lí tưởng, mục tiêu và lối sống đúng đắn của sự cống hiến.
“Cống hiến” là biểu hiện của việc con người quên đi những lợi ích vị kỷ, tầm thường của bản thân. Đồng thời đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực để đóng góp cho lợi ích chung, hi sinh cái “tôi” riêng nhỏ bé để phục vụ cho cái “ta”. Còn thế hệ trẻ là tập thể những người có sức trẻ và ở độ tuổi đoàn viên, thanh niên. Họ luôn là biểu tượng của sức sống, của nhiệt huyết và những đam mê cháy bỏng. Mối quan hệ giữa sự cống hiện và thế hệ trẻ mang tính chất biện chứng hai chiều: Cống hiến là một trong những lối sống cao đẹp mà thanh niên cần có, đồng thời thanh niên chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân khi nỗ lực cống hiến.
Thế hệ trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi lối sống cống hiến. Lối sống cống hiến thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung của đất nước. Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử của dân tộc ta, thế hệ thanh niên Việt Nam đã hăng hái, xung phong vào trận mạc, dũng cảm đối mặt với sự khốc liệt, tàn ác của chiến tranh; hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành lại độc lập, tự do, thiết lập bầu trời hòa bình ngày hôm nay. Họ là những cô gái thanh niên xung phong, những người chiến sĩ bộ đội mang trên mình quân phục xanh lá, những người lính lái xe đi qua những mưa bom bão đạn trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch,… Tinh thần hăng hái, xông pha đầy gan dạ và dũng cảm của họ đã dệt nên những trang sử vàng đầy vẻ vang của dân tộc. Còn trong thời đại ngày nay, với khát vọng cống hiến cháy bỏng, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ là những thanh niên xung kích tình nguyện đến với những bàn làng xa xôi, hẻo lánh để thực hiện những chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt sự thiếu thốn, nghèo khổ của bà con dân tộc, miền núi; họ là những cô giáo, thầy giáo trẻ tự nguyện dạy học chốn vùng cao để đem lại ánh sáng của tri thức, truyền đạt từng con chữ tới những trẻ em nghèo,…. Tất cả những hành động cao đẹp đó đã thể hiện triết lý sống: “Sống là cho mà chết cũng là cho” (Trích “Bài thơ vĩnh biệt cuộc đời” của Tố Hữu). Và hơn hết, sự cống hiến là phương tiện để con người hình thành lý tưởng sống đúng đắn, tích cực và khẳng định giá trị của bản thân, phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước giống như câu nói mà Thượng nghĩ sĩ Mỹ Peter Marshall từng nêu bật: “Thước đo của giá trị đời người không phải là thời gian mà là sự cống hiến”.
Bên cạnh những con người vô danh cống hiến âm thầm, lặng lẽ bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê thì trong xã hội hiện nay, có một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Họ ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân, chỉ muốn hưởng thụ, “nhận lại” mà không hề biết “cho đi”. Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ trong nếp sống và lối sinh hoạt của thế hệ trẻ hiện nay.
Như vậy, để phát huy hết vai trò của bản thân và thực hiện sứ mệnh cao cả trong công cuộc xây dựng, bảo vệ, nâng tầm quê hương, đất nước, thế hệ trẻ cần mở rộng tầm nhìn để xác lập lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp, tránh xa lối sống vị kỷ tầm thường. Đồng thời, luôn mang trong mình tinh thần sẵn sàng hi sinh và mạnh mẽ hăng hái trở thành những người tiên phong đi đầu để đem tâm – trí – lực của bản thân hòa vào cái “ta” chung của xã hội, của cộng đồng.
Peter Marshall đã từng cho rằng: “thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến”. Đúng như vậy, Cuộc đời của mỗi người tưởng dài nhưng rất ngắn nó chỉ là một khoảng thời gian hữu hạn bên sự trôi chảy vô hạn của đất trời. Chính vì vậy con người phải sống hết lòng, hết mình, cống hiến cho cuộc đời, để sau này ngoảnh lại ta không hối hận về những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Có lẽ như thế nên nhà thơ vĩ đại Ấn Độ Tagore đã trăn trối:
“Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng”.
Một câu chuyện ngắn, một bài ca dao, một câu tục ngữ và thậm chí ngay trong cả một ý thơ như đoạn thơ trên của Tagore càng mang ý nghĩa sâu sắc, mượn hình tượng về cái chết tức là tử thần, Tango đã viết “ngày tử thần gõ cửa nhà anh. Anh sẽ có một món chi làm tặng vật”. Đó chính là câu hỏi về cuộc sống, ý nghĩa của anh. Anh đã làm được gì, cống hiến được gì cho cuộc đời này trước khi chết và theo Tagore câu trả lời hay nhất trọn vẹn nhất, ý nghĩa và sâu sắc nhất chính là cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng – đó là ẩn dụ cho cuộc sống cống hiến vẹn toàn hết cho cuộc đời. Như vậy bằng cách đặt ra một tình huống về cuộc gặp với tử thần Tagore đã trình bày một quan niệm sống cao đẹp, sống cống hiến, sống hết mình với cuộc đời này để không có gì phải hối hận, có thể bình thản đón thần chết như chào đón một vị khách đến thăm.
Một nhà khoa học phương Tây đã chứng minh rằng xác suất để mỗi người có thể sinh ra trên cuộc đời là một trên 7 tỷ nó rất nhỏ bé. Dường như gần bằng không hơn nửa đời người khi sinh ra chỉ sống có một lần phải sống làm sao cho không phải ân hận khi giã từ cuộc sống. Cuộc sống như là con đường, trải dài trên con đường đó những người chạy phải thật nỗ lực thì mới mong về tới đích nhanh nhất. Mỗi sự nỗ lực đó chính là mỗi lần ta cống hiến cho cuộc đời và sau mỗi lần cống hiến dường như chúng ta cảm thấy đã để lại cho đời bao dấu ấn ý nghĩa, nếu trên con đường chạy ấy ta cứ bình thản tự nhiên xem nó là nghĩa vụ chứ không phải tự nguyện thì dù ta có cán đích thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Cuộc sống là vậy sống thì phải cho ra sống, sống phải hết mình, phải cống hiến thì đó mới chính là cuộc sống đúng sống ý nghĩa.
Sự cống hiến không phải là việc làm vô bổ và sự cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Khi bạn sinh ra bạn đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Cuộc sống luôn là hành động với mọi nỗ lực của chính chúng ta, sống không phấn đấu, không biết cho đi thì đó là lối sống ích kỷ, tầm thường. Hơn nữa, cuộc sống luôn chất chứa những điều thú vị, mới lạ. Nếu mỗi người biết cống hiến thì sẽ dần dần mở ra được những cánh cửa thú vị, thước đo của cuộc sống chính là cống hiến, sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân của chúng ta. Điều đó giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn và thậm chí họ còn trở nên yêu đời hơn, trân trọng cuộc sống này hơn.
Mặt khác sống trọn vẹn sống cống hiến là cách để mỗi chúng ta đánh thức những tiềm năng, năng lực bên trong bản thân mình khi chúng ta cố gắng để hoàn thành một công việc gì đó, mỗi người sẽ thấy được năng lực tiềm ẩn bên trong được đánh thức đó có thể là về tri thức, về sự sáng tạo phát minh hay có thể nói là bồi đắp thêm cho tâm hồn chúng ta trở nên cần cù chăm chỉ hơn. Điều đó không những giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn sống hết mình tận tâm hơn mà còn giúp cộng đồng xã hội phát triển. Mỗi người là một tế bào của xã hội, nếu ai ai cũng có được sự cống hiến tận tâm sống hết mình thì đó là một xã hội năng động và còn ngược lại thì xã hội đó sẽ dần tan biến. Sự cống hiến hết mình luôn là tiêu chuẩn vĩnh cửu để đánh giá một con người xã hội và toàn thể cộng đồng. Trong thực tế, cuộc sống chúng ta đã bắt gặp biết bao cống hiến thầm lặng, cao cả, biết bao tấm gương vươn lên sống hết mình làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tiêu biểu trong số đó chính là nhà khoa học nữ gốc Ba Lan lừng danh Marie Curie từng đoạt giải Nobel về vật lý và hóa học. Bà tận tụy cống hiến, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm để đưa đến cho loài người những phát minh vĩ đại phục vụ đắc lực cho cuộc sống, chính vì vậy tên tuổi của cũng như tài năng của bà sẽ mãi được lưu truyền và ca tụng về sau. Hay bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời của mình để cống hiến cho cách mạng, cho tổ quốc với khát khao mãnh liệt muốn giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, cống hiến hết mình, tích cực chỉ đạo cách mạng trọn vẹn với con đường giải phóng. Cuộc đời của người chính là “cái ly tràn đầy cuộc sống” một cái ly có giá và bất tử, người có mất đi nhưng hình ảnh “cụ già mái tóc bạc vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí con cháu Đất Việt và bạn bè thế giới. Chỉ với 4 dòng thơ ngắn, nhưng qua đó Tagore đã gửi gắm đến mọi người một bài học sâu sắc, đó là sống phải cống hiến là phải hết mình cho dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Thế nhưng một cuộc sống trọn vẹn, có ý nghĩa không có nghĩa là phải làm những việc lớn lao to tát. Đã có ý kiến cho rằng ai cũng có những mong ước lớn lao nhưng ít ai nghĩ rằng nó lại được tạo thành từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống, mỗi con người dù nhỏ bé dù làm bất cứ công việc gì cũng có thể dâng cho đời cái ly tràn đầy. Cuộc sống việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn lao cách làm nhìn tuy đơn giản nhưng chất chứa sau đó là một quá trình. Cuộc sống cũng vậy, nếu không biết cống hiến, sống hết mình thì đó chỉ là những ngày tháng bằng phẳng trôi qua trong vô nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người sống hết mình tận hiến vẹn toàn thì còn có những người sống ích kỷ, thiếu lý tưởng sống. Sống vô nghĩa “Sống Mòn” cuộc đời của họ đúng là “đời thừa” đó chính là một lối sống đáng phê phán lên án và cần phải bỏ lại.
Bốn câu thơ của Tagore như là bài học sâu sắc, nó không giáo huấn con người mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, nó không bắt buộc con người mà như khuyên răn bảo ban. Nó giúp mọi người nhận thức đúng đắn về một cuộc sống có ý nghĩa, không sống hoài sống phí, chính vì nhận thức được điều đó, nên ngay bây giờ mỗi người cần hành động để bắt đầu hành trình hoàn thiện bản thân. Đó là điều bắt buộc nếu mỗi người muốn sống năng động, muốn xã hội phát triển. Bản thân là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ được tích cực học hành hơn nữa cần sống năng động sống cống hiến hết mình để luôn cảm nhận được những gì kỳ diệu thú vị của cuộc sống đem lại.
Đã có ý kiến cho rằng, “bạn sinh ra là một bản gốc đừng chết như một bản sao”. Và cách tốt nhất để thoát khỏi điều đó chính là sống hết mình sống cống hiến như 4 dòng thơ mà Tango đã gửi gắm. Nếu có vậy sau này ngoảnh lại nhìn chặng đường đã qua đi ta mới không ân hận về những tháng năm đã sống hoài sống phí.
Ðược trui rèn và trưởng thành qua đấu tranh cách mạng, thực tế lãnh đạo, điều hành các cấp với nhiệt thành và nỗ lực không ngừng, đồng chí Phan Văn Khải đã có nhiều đóng góp lớn đối với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc. Ðồng chí đã được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo. Hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc và nhân dân lên hàng đầu.
Sinh ra trên mảnh đất Củ Chi – “Ðất thép thành đồng”, năm 1947, đồng chí bắt đầu tham gia cách mạng trên mảnh đất Gia Ðịnh, sau đó tập kết ra bắc và được đào tạo bài bản tại Ðại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va (Liên Xô trước đây). Thời kỳ đất nước bước vào Ðổi mới, với cương vị người đứng đầu, cùng với Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Văn Khải đã có suy nghĩ, tư duy hết sức sáng tạo, để kêu gọi thu hút đầu tư, đưa kinh tế TP Hồ Chí Minh phát triển, mở ra cơ hội đột phá trong hội nhập quốc tế.
Khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Chính phủ, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước tự tin, vững bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng Chính phủ, đồng chí được nhớ đến như một vị Thủ tướng đã nỗ lực đưa đất nước vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á. Ngoài ra, có thể kể tới những mốc son trong thời kỳ này là việc thúc đẩy quan hệ bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bãi bỏ hoàn toàn việc cấm vận, bao vây về kinh tế của Mỹ và các cường quốc phương Tây; Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chính thức hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mới.
Ngoài những quyết sách lớn mang tầm chiến lược quốc gia, đồng chí cũng là vị Thủ tướng chủ động đối thoại với doanh nghiệp, sâu sát giải quyết vướng mắc của kinh tế tư nhân, thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðồng chí còn là vị Thủ tướng gắn bó với công cuộc “xóa đói, giảm nghèo”, quan tâm tăng đầu tư ngân sách và các nguồn lực, đề ra nhiều cơ chế, chính sách để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho hàng triệu hộ nông dân trong cả nước. Ðồng chí kế thừa xuất sắc sự nghiệp đổi mới do Ðảng lãnh đạo, phát huy những thành tựu quan trọng từ các Thủ tướng tiền nhiệm. Di sản của đồng chí để lại, ngoài sự đóng góp góp phần mang lại nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế – xã hội đất nước, còn là những kinh nghiệm hết sức quý báu về điều hành kinh tế vĩ mô.
Ðồng chí Phan Văn Khải là một đảng viên trung kiên, là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, về tinh thần cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của đất nước. Ðồng chí mất đi nhưng hình ảnh một Thủ tướng hết lòng vì công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước sẽ còn sống mãi trong chúng ta.
Với lòng thương tiếc vô hạn đối với đồng chí Phan Văn Khải, chúng ta nguyện vững bước trên con đường cách mạng của Ðảng ta, nhân dân ta, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đưa đất nước sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ…
Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức… hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh – sự hy sinh cao cả… “Ba lần tiễn con đi – hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”.
Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con – khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau… đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Và đây nữa, những người trẻ anh hùng – những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ đồng quê mộc mạc… đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không một chút do dự, nao núng… Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”… Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”… Chính tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!
Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng chế… ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng, hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công, góp sức quyết định tương lai dân tộc… Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử…
Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương.
Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi – nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí…
Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của đời sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”… Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm thế… hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào!
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhát, vụ lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong… lười biếng!
Một dạng khác nữa là luôn tỏ ra xông xáo, tích cực… hiến kế, hiến tài… nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy… “cái tâm” trong ấy!
Đó là những hiện tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ… Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” – Bác Hồ kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin – nhất là thế hệ trẻ nước nhà…
Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015 – 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực – là những bông hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia với những nỗi đau quặn thắt lòng người… Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư, hồn nhiên như “chuyện phải làm”!
Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 – bốn “nhân vật cống hiến của năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) – người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và… núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc…
Đó là Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”!
Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu – chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn!
Và nhân vật đặc biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) – Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì… ra đi mãi mãi!
Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến…
Để kết thúc mấy dòng suy ngẫm này, xin được mượn lời của triết gia ở đầu bài: “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến” – đó không phải là triết lý mà là sự chân tình giữa con người với con người trong cuộc sống!
Tham khảo bài mẫu: Top 15 bài nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống
—/—
Trên đây là các bài văn mẫu dẫn chứng về sự cống hiến do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!