/tmp/kzixf.jpg
Thế nào là lòng khoan dung? Các biểu hiện của người có lòng khoan dung là gì? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu về khái niệm và các dẫn chứng về lòng khoan dung qua các bài văn mẫu sưu tầm cực kì đặc sắc sau đây.
Nội dung bài viết
Khoan dung là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, nếu như trong cuộc sống, chúng ta có lòng khoan dung thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự trải ra con đường tốt đẹp hơn cho cuộc sống này có thêm thật nhiều ý nghĩa.
Lòng khoan dung chính là lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
Trong cuộc sống, chúng ta có lúc gặp phải lỗi lầm và cũng rất mong muốn được người khác tha thứ. Ngược lại, khi ai đó mắc lỗi với bạn thì bạn cũng có thể tha thứ cho họ khi họ có lòng hối cải và sửa chữa lỗi lầm để tình cảm giữa bạn và người đó trở nên gắn bó lâu bền hơn. Khoan dung sẽ không yêu cầu con người ta có thể bỏ qua ngay lập tức, bỏ qua nhanh chóng những lỗi lầm của người khác một cách hết sức nhẹ nhàng, mà khoan dung sẽ có thời gian và sự tế nhị để giúp cho người được khoan dung có thể thanh thản và không cảm thấy áy náy với những gì mà họ đã làm.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?
Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.
Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng khoan dung.
Khoan dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.
Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về khoan dung. Khoan dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.
Như vậy, lòng khoan dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. Khoan dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Tuy vậy, khoan dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng khoan dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.
Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn.
Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng khoan dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.
Khoan dung là gì? Khoan dung chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là lòng khoan dung đối với bản thân mình. Khi có thể tự khoan dung cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được lòng khoan dung là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chúng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết bao dung và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không bao dung, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.
Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lòng khoan dung không bao giờ là thừa, lòng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
“Nhân vô thập toàn”, ý câu nói này chính là không ai là hoàn hảo hết, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng bạn biết lỗi, sửa lỗi thì bạn sẽ thấy được rằng mình đang ngày càng thanh thản, ngày càng thấy được rằng bản thân đã bao dung hơn nhiều.
Cuộc sống này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết bao dung, bỏ qua cho nhau lỗi lầm để cùng hoàn thiện nhau hơn. Mỗi người cố gắng một ít, thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ văn minh hơn nhiều.
Ngược lại nếu chúng ta không biết bao dung, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống bao dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.
Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.
Quả vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện bản thân mình.
Trong cuộc sống mỗi con người, chắc không có ai là chưa từng mắc lỗi. Điều chúng ta cần làm là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuy nhiên, chỉ bản thân chúng ta cố gắng là chưa đủ, mà cần có sự cảm thông của những người xung quanh. Hay bản thân chúng ta cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với những người mắc lỗi mà cố gắng sửa lỗi. Hãy biết khoan dung.
Khoan dung là biết tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác, với những điểm chưa tốt của người khác, và của chính mình. Khoan dung, là đôi khi không nên quá nghiêm khắc với bản thân mình. Khi bản thân mình mắc lỗi, nhận ra lỗi, đó đã là một sự tiến bộ rất lớn rồi. Sau khi đã rút ra được bài học, hãy cố gắng để sửa sai, để làm tốt hơn, chứ đừng tự dằn vặt mình quá nhiều để rồi suốt ngày chìm đắm trong cảm giác tội lỗi, cuối cùng cũng chẳng đem lại tác dụng gì. Có những bạn trẻ, chỉ vì quá dằn vặt bản thân, mà cuối cùng kết thúc cuộc sống của mình trong sự thương tâm của bạn bè, gia đình, xã hội. Đó là điều không nên, và cũng không ai mong muốn.
Khoan dung, còn là có cái nhìn bao dung hơn với những lỗi lầm của người xung quanh. Cái mỉm cười khi nhận được lời xin lỗi từ một người chẳng may va phải bạn trên đường sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống ngày càng phát triển, con người ta càng ngày càng bận rộn để bắt kịp với guồng quay của xã hội. Và chính vì cuộc sống mưu sinh đã làm cho người ta quên đi mất những giá trị của cuộc sống. Những sai lầm cũng từ đó mà sinh ra. Khi họ đã nhận ra và muốn sửa chữa lỗi lầm, chúng ta cần phải bao dung hơn với những người đã biết hướng thiện, biết sửa sai. Với những người từ trong lao tù trở lại xã hội, có những người nhận được sự cảm thông của những người xung quanh, từ đó làm lại cuộc đời, có một cuộc sống mới tốt đẹp. Nhưng cũng có những người, chính vì xã hội không chấp nhận họ, cộng đồng không chấp nhận mà đẩy họ vào đường cùng, đẩy họ quay lại vòng tội lỗi. Chí Phèo đã phải thốt lên đầy đau đớn trước khi kết thúc cuộc đời của chính mình: “Ai cho tao lương thiện?”. Câu hỏi đầy xót xa, đau đớn của một người được coi là “con quái vật của làng Vũ Đại” – Nếu như xã hội bao dung hơn, biết đâu, tương lai sẽ có một anh Chí hiền lành, tốt bụng với mọi người…
Trong cuộc sống, chúng ta nên khoan dung hơn với những lỗi lầm của người khác, cũng như chính bản thân mình. Khi người ta biết khoan dung, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tâm hồn mỗi người cũng trở nên thanh thản hơn. Cuộc sống ít đi những trách móc, ít đi những cãi vã sẽ trở nên yên bình hơn biết bao nhiêu. Tình cảm con người cũng từ đó mà thắt chặt, người với người đến gần nhau hơn.
Tuy nhiên, khoan dung không đồng nghĩa với bao che. Giúp bạn bè giấu đi lỗi lầm không phải là điều tốt. Làm như thế, có thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.
Ông cha ta đã có câu, “nhân vô thập toàn”, nghĩa là không ai có thể hoàn hảo cả. Ai cũng từng mắc lỗi, ai cũng từng có sai lầm, hãy bao dung hơn với lỗi lầm của người khác, bao dung hơn với những người đã, đang và sẽ cố gắng sửa chữa lỗi lầm của mình, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.
Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.
Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trang sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.
Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung…
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình…
Khoan dung – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt.
Khoan dung – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn.
Khoan dung – là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái!!!
Vậy… tại sao phải khoan dung?
Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy đưọc truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:
Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.
Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: “Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?
Vậy, không khoan dung với người khác là tàn nhẫn với chính mình…
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ đẻ những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..
Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,…
Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại… một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…?
Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đây ư?
Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.
Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.
Vâng! Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm… đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém…. tôi đã vô tình khiến bốmẹ và thầy cô thất vọng… Là khi tôi trách nhầm đứa bạn… là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giầy tội nghiệp…
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình… đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng. Là khi nhận được lời giải thích, cái ôm xiết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn. Là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giầy nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.
Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt…
Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng khoan dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.
Khoan dung là gì? Khoan dung chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là lòng khoan dung đối với bản thân mình. Khi có thể tự khoan dung cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được lòng khoan dung là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chúng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết bao dung và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không bao dung, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.
Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lòng khoan dung không bao giờ là thừa, lòng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
“Nhân vô thập toàn”, ý câu nói này chính là không ai là hoàn hảo hết, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng bạn biết lỗi, sửa lỗi thì bạn sẽ thấy được rằng mình đang ngày càng thanh thản, ngày càng thấy được rằng bản thân đã bao dung hơn nhiều.
Cuộc sống này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết bao dung, bỏ qua cho nhau lỗi lầm để cùng hoàn thiện nhau hơn. Mỗi người cố gắng một ít, thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ văn minh hơn nhiều.
Ngược lại nếu chúng ta không biết bao dung, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống bao dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.
Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.
Quả vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện bản thân mình.
—/—
Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu dẫn chứng về lòng khoan dung. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài. Chúc các em học tốt môn Văn!