/tmp/hjcti.jpg
Câu hỏi: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín, hạt trần là gi?
Lời giải
* Đặc điểm chung thực vật hạt trần:
-Cơ quan sinh dưỡng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim
-Cơ quan sinh sản: nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở
* Đặc điểm chung thực vật hạt kín:
-Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+Rễ: rễ cọc, rễ chùm..
+Thân: thân gỗ, thân cỏ..
+Lá: lá đơn hoặc lá kép..
-Trong thân có mạch dẫn phát triển.
+Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu).
Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Hạt trần |
Hạt kín |
+Rễ, thân, lá thật. | +Rễ thân, lá thật; vô cùng đa dạng. |
+Có mạch dẫn. | +Có mạch dẫn hoàn thiện. |
+Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón. | +Có hoa: Cơ quan sinh sản là hoa quả |
+Hạt nằm trên lá noãn hở. | +Hạt nằm trong quả. |
=>Điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín là cách chúng bảo vệ hạt. Hạt của thực vật hạt trần chưa được bảo vệ, nằm lộ trên các lá noãn hở; hạt của thực vật hạt kín lại được bảo vệ trong quả(trước đó là noãn nằm trong bầu).
Kiến thức mở rộng:
Nội dung bài viết
Thực vật hạt trần là một nhóm thực vật không có hoa, chứa các hạt có cấu trúc tương tự như hình nón, không được bao bọc trong quả. Các hạt không được hình thành trong các noãn hay bên trong quả như ở thực vật hạt kín, mà được tìm thấy trên các vảy bắc của lá nón hoặc các cấu trúc tương tự.
Trong các hệ thống phân loại cũ, thực vật hạt trần được coi là một nhóm “tự nhiên”. Tuy nhiên, các phát hiện hóa thạch đã chỉ ra rằng thực vật hạt kín đã tiến hóa từ tổ tiên là thực vật hạt trần, điều này làm cho thực vật hạt trần là một nhóm cận ngành nếu như tất cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng được gộp chung vào. Các miêu tả phân nhánh học hiện đại chỉ chấp nhận các đơn vị phân loại là đơn ngành, có thể truy ngược được tổ tiên chung và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung đó.
Vì thế, trong khi thuật ngữ thực vật hạt trần vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho các loài thực vật có hạt không phải là thực vật hạt kín, thì các loài thực vật đã từng được coi là thực vật hạt trần thông thường được sắp xếp lại trong 4 nhóm, mỗi nhóm này có cấp bậc tương đương với đơn vị ngành trong phạm vi giới thực vật. Các nhóm này là: Thông, bạch quả, tuế, dây gắm, ma hoàng…
– Cơ quan sinh dưỡng:
+ Thân gỗ, cành màu nâu xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
+ Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 – 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.
+ Ít đa dạng, ít tiến hóa.
– Cơ quan sinh sản:
+ Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
+ Nón cái: Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ. Vảy (lá noãn) mang 2 noãn. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn không thể coi như 1 bông hoa.
+ Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.
Thực vật hạt trần là dị bào tử, chúng tạo ra các tiểu bào tử được phát triển thành các hạt phấn hoa và các đại bào tử được giữ lại trong noãn. Sau khi thụ phấn (kết hợp của tiểu bào tử và đại bào tử), thì phôi được tạo ra. Cùng với các tế bào khác đã cấu thành nên noãn, nó phát triển thành hạt. Hạt là thể bào tử ở trạng thái nghỉ.
Thực vật hạt kín hay còn gọi là thực vật có hoa hay thực vật bí tử là một nhóm chính của thực vật. Đây là một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt (Spermatophyte). Hạt được bao phủ bởi quả, cơ quan sinh sản của chúng chứa trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn bên ngoài và dẫn tới sự hình quả.
Thực vật có hoa được chia thành hai nhóm chính: Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) và thực vật một lá mầm (monocotyledons). Thực vật hai lá mầm là nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớp mà hạt thông thường chứa hai lá trong phôi hay hai lá mầm. Thông thường, thực vật có hoa không có hai lá mầm thì thuộc thực vật một lá mầm, thực vật một lá mầm là loại thực vật có hoa chiếm vai trò quan trọng bậc nhất và chiếm phần lớn trên trái đất.
Dựa vào cơ quan sinh dưỡng, sinh sản và khả năng thích nghi có thể nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín như sau:
Đặc điểm chung của thực vật hạt trần |
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín |
Cơ quan sinh sản là nón, không có hoa và quả | Cơ quan sinh sản là hoa quả |
Cơ quan sinh dưỡng không đa dạng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim | Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, lá đơn, lá kép,.. |
Hạt của cây hạt trần nằm trên lá noãn hở | Hạt nằm trong quả, được quả bảo vệ khỏi tác động của môi trường |
Nhìn chung, đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần và thực vật hạt kín hạt kín là hoa, quả và hạt; hạt của cây hạt kín thì nằm trong quả, còn hạt của cây hạt trần thì nằm trên lá noãn hở.
Thực vật hạt kín là nhóm thực vật phổ biến nhất hiện nay. Một số loại cây thuộc nhóm hạt kín là cam, đu đủ, lúa, mướp,… Dựa vào việc nêu đặc điểm của thực vật hạt kín thì nguyên nhân nhóm thực vật này phát triển phong phú có thể lý giải như sau: