/tmp/zzlta.jpg
Câu 14: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là gì? Hãy vẽ hình biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích.
Lời giải
a) Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm
Trong một năm, tia sáng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Điều đó làm ta có cảm giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
b) Vẽ hình và giải thích
– Vẽ hình:
Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm
– Giải thích:
+ Ngày 21-3, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo và chuyển dần lên phía Bắc bán cầu.
+ Tới ngày 22-6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23°27 B) rồi di chuyển về Xích đạo.
+ Tới ngày 23-9, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo lần 2 rồi di chuyển về phía Nam bán cầu.
+ Tới ngày 22-12, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam (23°27 N) rồi di chuyển về Xích đạo và cứ như thế tiếp diễn, nên chúng ta có ảo tưởng là Mặt Trời di chuyển giữa hai chí tuyến.
+ Thực tế: Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và có hướng không đổi hợp với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33. Vì thế, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc tại các địa điểm trong phạm vi giữa hai chí tuyến.