/tmp/vdtoc.jpg
Câu hỏi : Từ láy là gì lớp 4
Lời giải:
Nội dung bài viết
Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.
Từ láy được chia làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối
Ví dụ: Xinh xinh, chầm chậm, đăm đăm
– Láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu, hoặc về phần vần
Ví dụ: trắng trong, long lanh, phần phật
– Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ âm thanh và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng
Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với nghĩa tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh…
Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.
Nghĩa của các từ tạo thành
Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.
Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.
Giữa 2 tiếng tạo thành từ
Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy.
Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.
Đảo vị trí các tiếng trong từ
Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.
Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.
Một trong 2 từ là từ Hán Việt
Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.
Ví dụ: từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.
Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép
Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Gợi ý trả lời:
Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng
Bài 2: Theo em các từ dưới đây được xếp vào từ ghép hay từ láy: học hành, tươi tốt, ngu ngốc, học hỏi, râu ria, nảy nở, rơi rớt
Gợi ý trả lời:
Các từ ngu ngốc, học hỏi, tươi tốt, máu mủ… đều là từ ghép đẳng lập, vì hai tiếng ghép lại đều có nghĩa.
Bài 3: Cho các tiếng sau, em hãy tạo thành các từ láy: nhỏ, nhức, chênh, tan, long, nhẹ, lắp
Gợi ý trả lời:
Các từ ghép được tạo thành:
Nhỏ nhắn, nhức nhối, chênh vênh, tan tành, long lanh, nhẹ nhàng, lắp bắp