/tmp/toqya.jpg
Câu hỏi: Tính chất hóa học của H2S
Lời giải:
1. Tính axit yếu
Tính chất hóa học của H2S đầu tiên mà chúng ta muốn nhắc đến là H2S có tính axit yếu.
– Khí Hiđro sunfua có thể tan trong nước nhưđược nhắc ở trên và tạo thành dung dịch axit rất yếu có tên là axit sunfuhiđric, nó hoạt động yếu hơn cả axit cacbonic.
– – Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm sẽ tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa và muối axit.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
2. Tính khử mạnh
– Hidro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là có tính khử mạnh là tính chất hóa học của H2S thứ 2 mà chúng ta cần nói đến.
– Vì trong phân tử H2S lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất (-2) nên nó là chất khử mạnh có thể tác dụng hầu hết các chất oxy hóa cho sản phẩm có số oxh cao hơn. Trong hợp chất H2S, có số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh nằm ở mức thấp nhất là −2.
– Tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa tham gia các phản ứng hóa học, cũng như mức nhiệt độ mà nguyên tố lưu huỳnh có thể bị oxi hóa thành dạng lưu huỳnh tự do (S0). Hoặc chuyển thành lưu huỳnh với số oxi hóa +4 (S+4), dạng lưu huỳnh có số oxi hóa +6 (S+6).
– Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
– Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
Trên đây Top lời giải đã trình bày tính chất hóa học của H2S. Vậy H2S là gì? Cách điều chế như thế nào hãy cùng xem tiếp ở dưới đây
Nội dung bài viết
– Khí H2S là công thức hóa học của hydro sunfua. Đây là một loại khí hydro chalcogenua không màu, có mùi hôi đặc trưng như trứng thối và nặng hơn không khí với d = 34/29 ≈ 1,17.
– Nó là một chất cực độc, có tính ăn mòn, dễ cháy và được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1777 bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wihelm Scheele. Cơ thể con người cũng tạo ra một lượng nhỏ khí H2S và dùng nó như một phân tử tín hiệu.
– Khí H2S (Hiđro sunfua) là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí(d ≈ 1,17). Hóa lỏng ở−60C, hóa rắn ở−86C.
– Khí H2S tan trong nước (ở 20C và1atm, khí hiđro sunfua có độ tanS = 0,38g/100gH2O).
– Khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S.
1. Điều chế H2S từ tự nhiên
– Khí này đa số sinh ra trong tự nhiên và khí thải của các ngành công nghiệp nhưđã nhắc ở trên. Hidro sunfua thường được điều chế từ sự phân hủy vi sinh vật của các chất hữu cơ khi không có O2 (hay còn gọi là quá trình phân hủy kỵ khí)
– H2S cũng tồn tại trong khí núi lửa, khí tự nhiên
2. Điều chế H2S trong phòng thí nghiệm
– Trong phòng thí nghiệm thì người ta điều chế chất khí này bằng cách cho dung dịch axit clohiđric phản ứng với sắt (II) sunfua:
FeS + 2HCl→FeCl2 + H2S↑
– Hoặc điều chế H2S từ s
– Một số sunfua kim loại và phi kim khi tác dụng với nước sẽ tạo ra hydro sunfua
– Khí H2S có ở cả trong tự nhiên và được tạo ra trong công nghiệp:
Nguồn H2S tự nhiên
– Khí Hiđro sunfua được tạo thành do chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa, phân hủy, đặc biệt có nhiều ở những nơi nước cạn, các bờ biển và sông hồ nông cạn.
– Phát hiện khí này được sinh ra từ các vết nứt núi lửa, cống rãnh, giếng sâu, hầm lò khai thác than. Ước khoảng 50-60 triệu tấn khí H2S sinh ra từ tự nhiên mỗi năm.
Sinh ra trong sản xuất công nghiệp
– H2S sinh ra trong công nghiệp do các quá trình sử dụng các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh. Trong quá trình chế biến xenlulozơ, sản xuất sợi nhân tạo, nấu bột giấy, thuộc da, khi nấu thuốc nhuộm, xử lý nước thải….
– Ước lượng lượng khí H2S sinh ra trong quá trình sản xuất các ngành công nghiệp là khoảng 3 triệu tấn mỗi năm.