/tmp/ptdgn.jpg
Câu hỏi : Nước bay hơi ở nhiệt độ nào ?
Trả lời:
Nước bốc hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào nếu nó không bị bịt kín (miễn là có không gian thoát hơi). Ngay cả nước đá nếu có không gian thoát hơi thì cũng bốc hơi. Quá trình bốc hơi và ngưng tụ là hai quá trình thuận nghịch, và tốc độ của nó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là nhiệt độ và áp suất.
Tuy nhiên không phải sự bốc hơi nào ta cũng nhìn thấy. Khi nước bị bọc kín thì hơi không thể thoát đi đâu được. Theo cơ học lượng tử thì gọi là nước nằm trong hố thế năng. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, kể cả khi nằm trong hố thế cũng có xác suất vượt rào thế ra ngoài (bốc hơi). Tất nhiên sự bốc hơi khác với sự sôi.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về sự bay hơi nhé.
Nội dung bài viết
Sự bay hơi là một quá trình chuyển đổi từ thể lỏng sang thể hơi. Và nó chỉ diễn ra ở bề mặt chất lỏng.
Ví dụ:
– Sau cơn mưa đường phố thường bị ướt và có đọng những vũng nước. Tuy nhiên sau một thời gian thì nước không còn và đường phố khô ráo.
– Một chai dầu gió đậy nút kín, dầu trong chai rất lâu cạn nhưng nếu mở nút chai dầu và quên đậy lại thì sau vài hôm dầu trong chai cạn hẳn.
– Để làm muối người ta cho nước biển vào trong ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng.
Đây là phần mở rộng và đọc thêm, các em học sinh lớp 6 không cần phải tìm hiểu quá kỹ những chia sẻ này. Tuy nhiên đối với những ai yêu thích và đam mê tìm hiểu về vật lý học, đây là một trong những chia sẻ không thể bỏ qua.
Nồng độ của các chất bay hơi trong không khí
Chất đó có bay hơi hay không phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ của các chất bay hơi trong không khí. Đối với sự bay hơi, nếu như không khí có nồng độ cao hơn so với chất bay hơi. Thì chất đó sẽ bay hơi chậm hơn so với việc không khi có nồng độ thấp hơn chất.
Lưu lượng không khí
Lưu lượng không khí là một yếu tố quan trọng. Không thể không nhắc đến trong sự bay hơi . Nếu như dòng khí sạch được chuyển động trên một chất nào đó trong khoảng thời gian liên tục. Nồng độ chất đó bên trong dòng khí ít có khả năng được tăng lên theo thời gian. Do đó, chất này sẽ bị làm bay hơi nhanh hơn.
Lưu lượng không khí chính là kết quả của sự bị giảm đi lớp ranh giới tại bề mặt bay hơi do tốc độ nóng chảy, và có thể giảm được đi khoảng cách khuếch tán ở trong các lớp cố định.
Áp suất
Áp suất là một trong những thông tin vô cùng quen thuộc. Các học sinh sẽ gặp được trong nhiều chương trình bài giảng kế tiếp. Khi nhắc đến áp suất, sự bay hơi này sẽ xảy ra nhanh hơn nếu như có ít lực ở trên bề mặt để giữ lại các phân tử.
Nhiệt độ của chất
Đối với sự bay hơi, nhiệt độ của chất ra sao cũng ảnh hưởng đến quá trình bay hơi. Với chất có nhiệt độ cao hơn so với môi trường. Thì các phân tử của nó sẽ có động năng trung bình lớn hơn, và từ đó sẽ bay hơi nhanh hơn nhiều.
Khối lượng riêng của vật chất
Một chất lỏng, nếu có khối lượng riêng càng lớn. Chắc chắn thời gian bay hơi sẽ lâu hơn so với những chất có khối lượng riêng nhỏ.
Diện tích bề mặt
Nhắc đến sự bay hơi, diện tích bề mặt là một trong những yếu tố không thể không bỏ qua. Với những chất có diện tích bề mặt nhỏ thì thời gian bay hơi sẽ lâu hơn. Bởi vì có ít phân tử trên bề mặt được tiếp xúc với môi trường và có khả năng bị thoát đi. Còn đối với những chất có diện tích bề mặt lớn hơn. Thì chúng sẽ có khả năng bay hơi nhanh hơn do có nhiều phân tử được tiếp xúc với môi trường, thoát hơi vô cùng nhanh chóng.
Lực liên kết của phân tử
Đây là một yếu tố không thể thiếu, góp phần không nhỏ vào quá trình bay hơi của chất lỏng. Những chất lỏng mà lực liên kết giữa các phân tử trong trạng thái lỏng càng mạnh. Thì chúng sẽ càng cần nhiều năng lượng hơn để các phân tử có thể thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng. Từ đó thực hiện quá trình bay hơi.
Ví dụ:
– Quần áo phơi thường mau khô hơn khi phơi ở ngoài trời nắng hơn là phơi trong bóng râm
– Quần áo phơi thường mau khô hơn ở nơi có gió hơn là nơi không có gió
– Quần áo phơi thường mau khô hơn khi đặt xa nhau hơn là đặt sát nhau (lúc này diện tích tiếp xúc giữa quần áo với không khí sẽ nhiều, ít khác nhau).
Lưu ý: Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm.
Bên cạnh sự bay hơi, sự sôi cũng giúp nước chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi. Vậy sự sôi là gì? Sự bay hơi cũng là sự chuyển đổi của chất lỏng sang dạng hơi (khí). Tuy nhiên, nếu ở sự bay hơi, quá trình diễn ra trên bề mặt chất lỏng, thì với sự bay hơi, quá trình này sẽ diễn ra trong bề mặt chất lỏng.
Khi đạt đến một độ sôi nhất định, chất lỏng sẽ sôi và dần bay hơi. Mỗi chất sẽ có một độ sôi cho riêng mình. Chính bởi sự bay hơi này mà chất lỏng có thể bị giảm đi khi bị đun sôi một thời gian dài. Chẳng hạn như khi ta đun sôi siêu nước trên bếp, lượng nước sẽ giảm đi theo thời gian khi nước vẫn được đun sôi.
Vì thế, dù có hiện tượng giống nhau nhưng sự bay hơi và sự sôi lại khác nhau. Tuy nhiên, dù không có “nhiệt độ bay hơi” xác định nhưng để sự bay hơi có thể diễn ra, ta cũng cần sự tác động của một vài yếu tố, đó là gì?.
Sự bay hơi được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có:
– Ứng dụng vào quá trình in ấn và sơn phủ các chất liệu khác nhau. Ngoài ra có thể phục hồi muối từ các loại dung dịch, và làm khô nhiều vật liệu trên thị trường. Nổi bật là giấy, hóa chất và các loại vải.
– Ứng dụng vào để tạo nên máy sấy quần áo. Tuy rằng khi quần áo phơi bên ngoài môi trường, mặc dù nhiệt độ của môi trường thấp hơn điểm sôi của nước. Chúng sẽ giúp cho nước bay hơi, thế nhưng nếu phơi quần áo bên trong máy sấy. Khi có không khí nóng vừa đủ thổi qua sẽ giúp không chỉ làm khô nhanh hơn. Mà còn giữ cho quần áo được mềm và không bị khô cứng.
– Ứng dụng bay hơi làm mát một hệ thống tòa nhà. Bằng việc thổi không khí khô qua bộ lọc có nước để nước bay hơi, chúng có thể làm mát toàn bộ một tòa nhà một cách đáng kể, mà tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn rõ rệt so với những cách làm thông thường. Đây chính là ưu điểm đáng nói trong sự bay hơi .
– Ứng dụng vào chất liệu Matki, Matka. Đây là một loại thùng chứa nước truyền thống và làm từ đất sét xốp, rất hay được sử dụng ở Ấn Độ. Ngoài để trữ nước, nó còn có tác dụng làm mát nước và nhiều chất lỏng khác nhau. Chúng giúp bảo quản được tốt hơn mà không lo sợ tốn nhiều nhiên liệu.