/tmp/wbmoo.jpg
Câu hỏi: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là
A. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
C. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ củng như vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng. A
Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục nhé!
1. Máy quang phổ:
– Máy quang phổ là dụng cụ ứng dụng hiện tượng tán sắc ánh sáng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc. Bộ phận chính của máy quang phổ là một lăng kính.
a) Chức năng: Là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
b) Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng
c) Các bộ phận chính và chức năng:
– Ống chuẩn trực:
+ Gồm TKHT L1, khe hẹp F đặt tại tiêu điểm chính của L1.
+ Tạo ra chùm song song.
– Hệ tán sắc
+ Gồm 1 (hoặc 2, 3) lăng kính.
+ Phân tích chùm sáng song song phức tạp thành những chùm phần đơn sắc song song.
– Buồng tối
+ Là một hộp kín, gồm TKHT L2, tấm phim ảnh K (hoặc kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu của L2.
+ Hứng ảnh của các thành phần đơn sắc, mỗi ảnh đơn sắc là 1 vạch quang phổ.
2. Các loại quang phổ
Quang phổ liên tục |
Quang phổ vạch phát xạ |
Quang phổ vạch hấp thụ | |
Định nghĩa |
Là một dải sáng có màu biến đổi liên tục. |
Hệ thống những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. |
Gồm những vạch tối trên nền một quang phổ liên tục. |
Nguồn và điều kiện phát sinh |
Các vật rắn; lỏng; khí hay hơi có tỉ khối lớn bị nung nóng. |
Chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng. |
Chiếu ánh sáng trắng qua một chất hơi bị nung nóng (nhiệt độ chất hơi thấp hơn nhiệt độ nguồn sáng trắng). |
Đặc điểm |
– Phụ thuộc vào nhiệt độ. thành phần cấu tạo của nguồn sáng. |
Quang phổ vạch của những nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc, độ sáng tỉ đối của các vạch. |
Các vạch tối xuất hiện đúng vị trí các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chất hơi đó. |
Ứng dụng |
Xác định nhiệt độ của vật phát sáng (đặc biệt các vật ở xa). |
Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố trong hỗn hợp hay hợp chất. |
Biết được thành phần của hợp chất. |
3. Hiện tượng đảo sắc các vạch quang phổ
Trong thí nghiệm tạo ra quang phổ vạch hấp thụ, nếu tắt nguồn sáng trắng thấy nền quang phổ liên tục biến mất, đồng thời các vạch tối của quang phổ hấp thụ biến thành các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chính đám hơi đó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ ⇒ ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sảng đơn sác nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
4. Tia Hồng ngoại – Tia Tử ngoại – Tia X
– Bản chất: Sóng điện từ (giống như ánh sáng thông thường nhưng không nhìn thấy)/ không mang điện
a) Tia Hồng ngoại
– Bước sóng: Bước sóng lớn hơn ánh sáng đỏ (từ 760nm → vài mm)
– Nguồn phát:
+ Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều phát ra tia hồng ngoại.
+ Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.
+ Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại…
– Tính chất:
+ Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
+ Tác dụng nhiệt rất mạnh
+ Gây một số phản ứng hoá học
+ Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần
– Công dụng:
+ Sấy khô, sưởi ấm…
+ Chụp ảnh hồng ngoại, ống nhòm hồng ngoại
+ Điều khiển dùng hồng ngoại.
b) Tia Tử ngoại
– Bước sóng: Bước sóng nhỏ hơn ánh sáng tím (từ 380nm → vài nm)
– Nguồn phát:
+ Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000oC trở lên) đều phát tia tử ngoại.
+ Nguồn phát thông thường: hồ quang điện, Mặt trời, phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân
– Tính chất:
+ Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
+ Tác dụng lên phim ảnh.
+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
+ Kích thích nhiều phản ứng hoá học.
+ Làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác.
+ Tác dụng sinh học.
+ Bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh.
+ Thạch anh, nước hấp thụ mạnh các tia từ ngoại có bước sóng ngắn hơn 200nm
+ Tần ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300nm.
– Công dụng:
+ Trong y học: tiệt trùng, chữa bệnh còi xương.
+ Trong CN thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.
+ CN cơ khí: tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.
c) Tia X
– Bước sóng: λ = 10-8m → 10-11m
– Nguồn phát:
+ Ống Cu-lít-giơ
+ Ống Rơn ghen
+ Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X
– Tính chất:
+ Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
+ Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).
+ Làm đen kính ảnh.
+ Làm phát quang một số chất.
+ Làm ion hoá không khí.
+ Có tác dụng sinh lí.
– Công dụng:
+ Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.
+ CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc