/tmp/nicbn.jpg
Câu hỏi: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng: B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Giải thích :
– Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
– Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
Cơ quang tương đồng là một trong những bằng chứng tiến hóa của sinh vật, để hiểu rõ hơn về nó hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về các bằng chứng tiến hóa qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Cơ quan tương đồng:
– Là những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này thực hiện các chức năng rất khác nhau.
– Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
– Vd: cánh dơi, tay người, chi trước của mèo, vây cá voi…
2. Cơ quan thoái hoá (cũng là một dạng của cơ quan tương đồng)
– Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
– Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
3. Cơ quan tương tự:
– Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
– Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
– Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
Bảng so sánh cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
Cơ quan tương đồng |
Cơ quan tương tự |
Cơ quan cùng nguồn : có cùng nguồn gốc, trong quá trình tiến hoá, loài bị biến đổi do thích nghi với các hoạt động và chức năng khác nhau nên có hình dạng khác nhau. Ví dụ : Tay người và cánh dơi đều có cùng nguồn gốc là chi trước nhưng tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. Ở người, chi trước phát triển thành cơ quan cầm nắm, sử dụng công cụ ; ở dơi, chi trước phát triển màng da nối liền với thân và chi sau tạo thành cánh để bay. |
Cơ quan cùng chức : khác nhau về nguồn gốc nhưng trong quá trình tiến hoá của loài do được chọn lọc theo hướng thích nghi với cùng một hoạt động và chức năng tương tự nên có hình dạng giống nhau. Ví dụ : Chi sau của cá voi có hình dạng dẹt tương tự như đuôi cá, thích nghi với chức năng điều chỉnh hướng bơi và giữ thăng bằng cho cơ thể. |
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.
Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:
– Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.
– Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhauà xuất hiện các loài khác nhau
– Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
– Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein.
– ADN có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
– Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.
– Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.