/tmp/qgymd.jpg
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
– Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.
– Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Cùng Top lời giải thực hành các bài tập về từ đồng âm nhé!
Nội dung bài viết
a) Chín
– Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
– Tổ em có chín học sinh.
– Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
Chín (1): quả, hạt hoặc hoa ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc màu vàng, có hương thơm, vị ngon.
Chín (2): số liên tiếp theo số tám trong dãy số tự nhiên.
Chín (3): suy nghĩ kỹ càng.
Như vậy, chín (1) và chín (3) là từ nhiều nghĩa còn chín (1) và chín (3) là từ đồng âm với chín (2),
b) Đường
– Bát chè này nhiều đường (1) nên rất ngọt,
– Các chú công nhân đang chữa đường (2) dây điện thoại.
– Ngoài đường (3) mọi người đang đi lại nhộn nhịp.
Đường (1): chất kết tinh cô vị ngọt, thường chế từ mía hoặc củ cải đường.
Đường (2): vật nối liền hai địa điểm, làm phương tiện truyền đi.
Đường (.3): lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.
Như vậy, đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa còn đường
và đường (3) là những từ đồng âm với đường (1).
c) Vạt
– Những vạt (1) nương màu mật.
Lúa chín ngập lòng thung.
– Chú Tư lấy dao vạt (2) nhọn đầu chiếc gậy tre.
– Những người Giáy, người Dao.
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt (3) áo choàng thấp thoáng.
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Vạt (1): mảnh đất trồng trọt hình dải dài trên dồi. núi.
Vạt (2): đẽo xiên.
Vạt (3): thân áo.
Như vậy, vạt (1) và vạt (2) và vạt (3) là từ nhiều nghĩa; vạt (1) và vạt (3) là những từ đồng âm với vạt (2).
a) Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).
b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”. (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
=> Ta thấy, xuân (1): mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thòi tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa mơ đầu của năm; xuân (2): tươi đẹp, tràn đầy sức sống; xuân (3): năm dùng để tính tuổi của con ngưòi.
a) Cao
– Có chiều cao lớn hơn mức bình thường: Anh ấy cao nhất đội tuyển bóng rổ quốc gia.
– Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường: Mẹ em thường mua hàng Việt Nam chất lượng cao.
b) Nặng
– Có trọng lượng lớn hơn bình thường: Con lợn này nặng nhất.
– Ở mức độ cao hơn. trầm trọng hơn mức bình thường: Nga bị cảm nặng.
c) Ngot
– Có vị như vị của dường mật: Bát chè này hơi ngọt.
– (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe: Lời nói ngọt thường dễ làm người ta mủi lòng.
– (Âm thanh) nghe êm tai: Đàn ngọt hát hay.
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng.
– Cánh đồng: đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy và trồng trọt.
– Tượng đồng: đồng là kim loại màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện.
– Một nghìn đồng: đồng là đơn vị tiền tệ của Việt Nam..
b) Hòn đá – đá bóng.
– Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng hòn, từng tảng.
– Đá bóng: đá là hành động đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c) Ba và má – ba tuổi.
– Ba và má: ba là bố (thầy, tía) người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
– Ba tuổi: ba là số tiếp theo sau số 2 trong dãy số tự nhiên.
– Bàn (bàn: đồ đùng bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng; bàn: trao đổi ý kiến).
+ Hôm qua, bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.
+ Tổ em đang bàn về việc giúp bạn Lan học tốt môn Toán.
– Cờ (cờ: vật làm bằng vải lụa, có kích cỡ, màu sắc nhất định, tượng trưng cho một quốc gia hay một tổ chức nào đó; cờ: trò chơi thể thao, đi các quân theo những kẻ ô nhất định).
+ Ngoài phố, cờ được treo đỏ đưòng.
+ Chị Lan giành được giải Nhất môn cờ vua thành phố.
– Nước (nước: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị; nước: vùng đất có nhiều người hay nhiều dân tộc cùng sinh sống).
+ Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
+ Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại Ngân hàng vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm: tiền tiêu.
Ba của Nam viết “Ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc” thì tiền tiêu có nghĩa là có vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
Còn Nam hiểu nghĩa tiền tiêu là tiền (vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng phát hành) để chi tiêu.
a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
(Con chó thui)
– Từ chín có nghĩa là thức ăn được nấu nướng kỹ đến mức ăn được chứ không phải là số 9 – số tự nhiên tiếp theo số 8.
b) Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
– (Cây hoa súng và khấu súng)
– Khấu súng còn được gọi là cây súng