/tmp/awpgz.jpg
Câu hỏi: ancol có tác dụng với NaOH không?
Lời giải:
Ancol không tác dụng với NaOH.
Giải thích:
– Thông thường thì NaOH ở dạng dd với H2O thì lúc này rượu sẽ tan trong dd NaOH thực chất là tan trong H2O.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Ancol nhé.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa
– Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hidroxyl (OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
– Công thức tổng quát của ancol: R(OH)n (n ≥ 1), với R là gốc hiđrocacbon.
– Công thức của ancol no mạch thẳng, đơn chức: CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (với n ≥ 1).
2. Phân loại
– Gốc R có thể là mạch hở no hay chưa no hoặc mạch vòng.
Ví dụ: CH3-OH; CH2=CH-CH2-OH; C6H5-CH2-OH.
– Nhóm OH- có thể dính vào cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành ancol tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3.
Lưu ý: Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.
Ví dụ:
Bảng phân loại ancol
– Ancol không bền khi:
+ Nhiều nhóm –OH cùng đính vào một nguyên tử cacbon.
+ Nhóm –OH đính vào nguyên tử cacbon có nối đôi.
Ví dụ:
3. Đồng phân và danh pháp
a. Đồng phân
– Mạch cacbon khác nhau.
– Vị trí của các nhóm –OH khác nhau.
– Ngoài ra ancol đơn chức có đồng phân là ete: R-O-R’.
Ví dụ: Viết đồng phân của C3H8O.
b. Danh pháp
– Tên thông thường: Tên ancol = tên gốc hiđrocacbon no tương ứng + ic.
Ví dụ:
CH3-CH2-OH: ancol etylic.
CH3-OH: ancol metylic.
– Tên thay thế: Tên ancol = tên gốc hiđrocacbon no tương ứng + ol.
Ví dụ:
– R-OH tạo liên kết hidro nên dẫn đến nhiệt độ sôi của ancol cao hơn các dẫn xuất của hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương. Dưới đây là thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần của một số nhóm hợp chất hữu cơ:
R-COOH > R-OH > RNR’ > R-COO-R’ > R-CO-R’> R-CHO > RX > R-O-R’ > RH
tương đương
Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon CxHy
Giải thích: nhiệt độ sôi của một chất thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
– Độ phân cực của liên kết: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị có cực > liên kết cộng hóa trị không cực.
– Số liên kết hiđro: càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ sôi càng cao.
– Độ bền của liên kết hiđro: liên kết H càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao.
– Từ C1 đến C12 ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C13 trở lên ở thể rắn.
– C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vì có liên kiết H với nước.
– Độ rượu = (Vancol nguyên chất/Vdd ancol).100
– Các poli như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
1. Phản ứng với kim loại kiềm
– Ancol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2
R-OH + Na →R-ONa + H2
R-OH + NaNH2 →R-ONa + NH3
2. Phản ứng thế nhóm OH
– Phản ứng với axit vô cơ:
– Phản ứng tạo dien: dùng sản xuất cao su buna.
(ĐK: phải có xúc tác là Al2O3 + MgO hoặc ZnO/500ºC)
3. Phản ứng tách nước (phản ứng đêhidrat hoá)
– Phản ứng tách nước (đehiđrat hóa) của ancol no, đơn chức, mạch hở tạo anken
Ví dụ:
4. Phản ứng oxi hoá
– Oxi hóa hoàn toàn bằng oxi (phản ứng cháy)
– Oxi hóa không hoàn toàn bằng KMnO4, K2Cr2O7, CrO3…
– Ancol bậc 1 →muối carboxylic
R-CH2OH+ KMnO4 -> R-COOK + MnO2 + KOH
– Ancol bậc 2 →xetone
– Ancol bậc 3 →xeton +axit cacboxylic
– Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.
– Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.
– Khả năng phản ứng: ancol bậc 1 > bậc 2 > bậc 3:
HCOOH > CH3COOH > RCH2COOH > R2CHCOOH > R3CCOOH.
1. Ứng dụng
– Ứng dụng của ancol: Ancol được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, y tế và động cơ…
2. Điều chế
a. Phương pháp tổng hợp
Ví dụ: Điều chế etanol từ etilen
CH2=CH2 + H2O → CH3CH2OH
b. Phương pháp sinh hoá: từ tinh bột, đường, …
c. Điều chế metanol trong công nghiệp