/tmp/iwfki.jpg
Câu hỏi: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. H2NCH2COOH.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. CH2=CH-COOH.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. H2NCH2COOH.
Giải thích:
Để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
Cùng Toploigiai đi tìm hiểu chi tiết về phản ứng trùng ngưng nhé.hản ứng trùng ngưng là gì?
Nội dung bài viết
Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polime dựa trên phản ứng của các monome có chứa các nhóm chất, nhằm tạo thành những liên kết mới trong mạch polime cũng như sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl….
Trùng ngưng hay còn được gọi là phản ứng đồng trùng ngưng vốn là một quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) được liên kết với nhau thành phân tử lớn (polime cao phân tử) cũng như giải phóng nhiều phần tử nhỏ như HCl hay H2O,CO2.
Khi các nhóm chức tác dụng với nhau, hợp chất phân tử thấp được tách ra với sự tạo thành liên kết mới nối những phần còn lại của các chất tham gia phản ứng với nhau.
Ví dụ:
nNH2−[CH2]5COOH → (−NH−[CH2]5CO−)n + nH2O
a. Trùng ngưng đồng thể và trùng ngưng dị thể
– Trùng ngưng đồng thể: Đây là loại phản ứng mà khi trùng ngưng chỉ có một loại monome có thể tham gia phản ứng.
– Trùng ngưng dị thể: Đây là loại phản ứng mà khi trùng ngưng sẽ có từ hai loại monome trở lên tham gia.
b. Trùng ngưng hai chiều và trùng ngưng ba chiều
– Trùng ngưng hai chiều được biết đến chính là một dạng polime mạch thẳng hay là phân nhánh.
– Trùng ngưng ba chiều được biết là khả năng tạo thành một dạng mạch không gian. Lúc đó thì một trong những monome tham gia phản ứng sẽ có tới ba nhóm chức.
c. Trùng ngưng cân bằng và trùng ngưng không cân bằng
– Phản ứng này vốn là phản ứng tạo ra polime đồng thời kèm theo các hợp chất thấp phân tử. Do đó thành phần cơ bản của hợp chất cao phân tử tạo ra sau phản ứng sẽ không trùng với các thành phần cơ bản của các chất ban đầu.
– Phản ứng này có được là bởi sự tương tác giữa các nhóm chức. Do đó, để xảy ra trùng ngưng thì cần có các hợp chất với các nhóm chức khác loại có thể phản ứng với nhau.
– Bên cạnh đó thì phản ứng này cũng có thể xảy ra giữa hai (hoặc nhiều hơn) hợp chất. Trong đó mỗi hợp chất sẽ có ít nhất hai nhóm chức giống nhau có thể phản ứng với các nhóm chức của hợp chất trong hỗn hợp phản ứng.
– Nếu như hợp chất thấp phân tử được tạo ra khi trùng ngưng có khả năng tương tác với polime tạo thành (trong các điều kiện của phản ứng này) thì quá trình của phản ứng sẽ đạt tới cân bằng.
– Ngược lại nếu trong các điều kiện của phản ứng này mà các chất thấp phân tử tạo thành không thể tương tác với polime thì phản ứng T/Ư đó sẽ là không cân bằng.
Hiện nay có một số phương pháp tiến hành trùng ngưng điển hình như sau:
– Trùng ngưng trong thể nóng chảy.
– Trùng ngưng trong dung dịch.
– Trùng ngưng nhũ tương.
– Trùng ngưng giữa các pha.
Cách điều chế polime bằng phản ứng T/Ư: Các polime được điều chế từ pư trùng ngưng như sau: Nilon-6, nilon-7, Tơ lapsan, Nilon-6,6, Nhựa novolac và rezol.
Nilon-6
Tơ capron (nilon-6) được điều chế bằng cách trùng ngưng aminoaxit H2N−(CH2)5−COOH
nH2N−[CH2]5−COOH → (−NH−[CH2]5−CO−)n + nH2O
Nilon-7
Nilon-7 hay còn gọi là tơ enang được trùng ngưng từ axit 7-aminoheptanoic
nNH2−[CH2]6−COOH → −(−NH−[CH2]6−CO−)n + nH2O
Lapsan
Tơ lapsan là một loại polieste được tổng hợp từ axit axit terephtalic và etylen glycol
p−HOOC−C6H4−COOH + HO−CH2−CH2−OH → −(−CO−C6H4−CO−O−CH2−CH2−O−)− + H2O
Nilon-6,6 (đồng trùng ngưng)
Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit addipic
nH2N(CH2)6NH2 + nHOOC(CH2)4COOH →(xt, to,p) [−HN(CH2)6NH−OC(CH2)4CO−]n + 2nH2O