/tmp/eiocd.jpg
Câu hỏi: Chất lỏng hòa tan được xenlulozo là:
A. Benzen
B. Ete
C. Etanol
D. Nước Svayde
Lời giải
Đáp án đúng: D. Nước Svayde
– Xenlulozo không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước svayde) tạo chất lỏng nhớt để tạo tơ đồng – amoniac.
Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về đường xenluloze nhé:
1. Xenlulozo là gì?
– Xenlulozo là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước, ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen…
– Xenlulozo là thành phần chính cấu tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. Xenlulozo có nhiều trong bông (95% – 98%), đay, gai, tre, nứa (50 – 80%), gỗ (40 – 50%).
2. Công thức Xenluloze
– Công thức phân tử (C6H10O5)n
– Công thức cấu tạo: do các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n.
Là chất màu trắng, không mùi, không vị. Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,… một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,…
Là thành phần chính tạo nên lớp thành tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi. Cellulose có nhiều tập trung trong bông (95-98%), đay, gai, tre, nứa, gỗ… (Cellulose chiếm khoảng 40-45% trong gỗ).
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
– Là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị.
– Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen…
2. Tính chất hóa học
– Giống như tinh bột, xenlulozo không có tính khử, thủy phân xenlulozo đến cùng thì thu được glucozo.
– Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozo có tính chất hóa học của ancol đa chức.
3. Phản ứng thủy phân
Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.
Hiện tượng: Bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.
Giải thích: Xenlulozo bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozo.
Phản ứng thủy phân cũng xảy ra ở trong dạ dày trâu, bò…nhờ enzim xenlulozo.
4. Phản ứng của ancol đa chức
– Xenlulozo phản ứng với HNO3/H2SO4 đặc (este hóa):
Hiện tượng: Sản phẩm thu được có màu vàng. Khi đốt, cháy nhanh, không khói, không tàn.
Giải thích: Xenlulozo phản ứng với (HNO3+H2SO4) khi đun nóng cho xenlulozo trinitrat.
– Xenlulozo tác dụng với (CH3CO)2O(CH3CO)2O (anhidrit axetic) sinh ra xenlulozo triaxeta.
[C6H7O2(OOCCH3)3]n là chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi.
– Xenlulozo không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước svayde) tạo chất lỏng nhớt để tạo tơ đồng – amoniac.
5. Ứng dụng của xenlulozo
– Các vật liệu chứa nhiều xenlulozo như tre, gỗ, nứa…thường được dùng làm vật liệu xây dựng gia đình.
– Xenlulozo nguyên chất và gần nguyên chất được chế tạo thành sợi, tơ, giấy viết, giấy làm bao bì, xenlulozo trixetat làm thuốc súng không khối và chế tạo phim ảnh. Thủy phân xenlulozo sẽ được gulozo làm nguyên liệu sản xuất etanol.
– Tinh bột và xenlulozo khác nhau về cấu trúc mạch phân tử.
Tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, được oi là dự trữ năng lượng lý tưởng do nó không hòa tan trong nước, không khuếch tán ra khỏi tế bào và hầu như không có hiệu ứng thẩm thấu.
Xenlulozo có cấu trúc dạng mạch thẳng, do các phân tử gulozo liên kết với nhau nên có tính bền, dai, phù hợp với chức năng cấu trúc của tế bào thực vật, nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của thành tế bào thực vật.
– Nhờ năng lượng ánh sáng và chất diệp lục (clorophin) cây xanh tổng hợp được tinh bột và xenlulozo từ CO2CO2 và H2OH2O.