/tmp/hwbpe.jpg
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ” của Trường Sơn oai linh.
Soạn cách 1
– Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thuyền vùng vàng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về, rồi thuyền cố lấn lên …
– Chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Hương Thư:
+ Ngoại hình: đánh trần, như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, như hiệp sĩ oai linh hùng vĩ…
+ Động tác: ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
– Được so sánh như một pho tượng đúc đồng, như hiệp sĩ oai linh hùng vĩ -> ngoại hình hiện lên gân guốc, vững chắc vô cùng vững mãnh, tư thế hiên ngang của con người trước thiên nhiên
⇒ Nghệ thuật miêu tả cảnh, miêu tả người từ điểm nhìn của con thuyền cảnh con thuyền vượt thác trên sông Thu Bồn hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và sức mạnh của con người lao động oai phong sẵn sàng chinh phục thiên nhiên
Soạn cách 2
Cảnh con thuyền vượt thác:
– Tinh thần sẵn sàng: Nấu cơm ăn để được chắc bụng, …
– Hành động con người: Nhanh, mạnh, dứt khoát
– Dòng nước hung dữ: Nước từ trên cao phóng…
* Hình ảnh dượng Hương Thư:
– Ngoại hình to khỏe, rắn chắc: “Như một pho tượng … như một hiệp sĩ”.
– Hành động mạnh mẽ: “Đánh trần đứng sau … lấy thế trụ lại”.
* Cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư:
– Sử dụng thành ngữ: Nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.
– Dùng hình ảnh cường điệu: Hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”: Hình ảnh người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Sự đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Qua đó khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động: Bản chất hiền lành nhưng trong công việc lại vô cùng dũng cảm, mạnh mẽ.
Soạn cách 3
* Cảnh con thuyền vượt thác:
– Sự chuẩn bị của mọi người:
+ Tinh thần: ăn cơm chắc bụng,…
+ Làm việc mạnh mẽ, uyển chuyển,…
+ Đối mặt với con người là dòng nước: từ trên cao…
* Hình ảnh dượng Hương Thư:
– Ngoại hình được thể hiện qua biện pháp so sánh: “ như pho tượng đúc bằng đồng” , “ như thủ lĩnh của dãy Trường Sơn oai linh:
– Những việc làm: Co người, phóng sào, ghì chặt, rút sào rập ràng nhanh như cắt…
– Sử dụng thành ngữ: “nhanh như cắt”, “như một pho tượng đồng…”
– Dùng hình ảnh cường điệu: “hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh …”
Tổng kết : Khi sử dụng biệt pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ giúp ta khẳng định sức mạnh lớn lao, phi thường của những con người lao động, sức mạnh của con người có thể vượt qua tất cả, có thể sánh ngang với thiên nhiên.